Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 121)

- Áp dụng quyết định 493 đúng, đủ trong tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng cao sẽ làm vào chi phí kinh doanh của NH dẫn đến khả năng kiểm soát hiệu quả

3.2.11. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

là dựa vào các quy định của pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng.

3.2.11. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp nghiệp

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt với hoạt động tín dụng thì lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, từ đó quyết định đến sự thành bại của Ngân hàng.

Đối với Ngân hàng để tạo ra được kết quả trong kinh doanh không những cần có cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn sâu, hiểu biết những vấn đề về thị trường, xã hội rộng rãi mà còn phải có đạo đức, có lòng yêu nghề, nhanh nhạy trong quá trình xử lý nghiệp vụ và không làm mất đi những cơ hội kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao cho NH. Vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế RRTD trong hoạt động tín dụng, NH cần thực hiện các biện pháp như:

- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ theo hướng đa năng, đổi mới và nâng cao nhận thức về công tác KH cho cán bộ, để có thể nâng cao hiệu quả làm việc của họ và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

- Tiếp tục tuyển dụng, bổ sung cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của NH. - Tăng cường công tác đào tạo, tái đào đạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt để xây dựng bộ khung cho sự phát triển vững chắc sau này. - Tổ chức thêm các lớp đào tạo nghiệp vụ tín dụng ngoài giờ làm việc để thuận tiện cho việc chuyển đổi vị trí giữa các nhân viên mà không có thời gian để tham dự các lớp học..

- Hằng năm NH cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ, hoặc khuyến khích các cán bộ cũ NH không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nhằm khuyến khích CBTD trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ có khả năng thẩm định dự án, có khả năng phân tích dự báo kinh tế, nghiên cứu thị trường, biết tư vấn cho KH về khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Ngân hàng cần bổ sung kiến thức cho nhân viên, không chỉ kiến thức về công việc hiện tại, mà phải đào tạo luôn cả kiến thức của các bộ phận có liên quan, để nhân viên nắm bắt được công việc của bộ phận có liên quan, tránh tình trạng nhân viên làm việc tại một chức danh nào đó khi chưa được đào tạo những kiến thức cần thiết, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng;

- Cần luân chuyển công việc, để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, và tăng cường cán bộ có năng lực chuyên môn cao bổ sung sang cho phòng kiểm soát nhằm tăng cường việc kiểm tra và tự kiểm tra nội bộ nhất là về nghiệp vụ tín dụng Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng.

- Cần nâng lương cho CBTD. Cần sử dụng các hình thức khen thưởng, chế độ đãi ngộ, đúng mức với CBTD hoàn thành tốt nhiệm vụ, cần sử dụng các hình thức ký luật hợp lý, kịp thời đối với những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ nhằm tạo ra động lực trong công tác để kích thích sự cố gắng phấn đấu của nhân viên.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, thảo luận, trao đổi về các tình huống tín dụng đã xảy ra, nhấn mạnh các sai phạm và hậu quả gặp phải để rút kinh nghiệm chung, từ đó đưa ra những biện pháp kiểm soát và phòng tránh RRTD linh hoạt nhưng an toàn cho từng trường hợp cụ thể.

- Phân công công việc phù hợp cho cán bộ, tránh tình trạng thiếu nhân sự, nhằm giúp cho CBTD có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả, tránh tình trạng làm việc quá mức, gây chán nản trong nhân viên, mất đi động lực làm việc, khiến CBTD không đủ thời gian để tiếp xúc KH và theo dõi các khoản cho vay.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 121)