Chính sách tiền tệ của NHNN và Chính Phủ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 74)

- Bên cạnh đó kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng lượng vốn chu

b) Chính sách tiền tệ của NHNN và Chính Phủ

Nền kinh tế trong nước diễn biến theo chiều hướng tiêu cực như lạm phát tăng, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, làm cho tình hình vay vốn để SXKD của DN gặp khó khăn. Cụ thể như + Năm 2008 NHNN tăng dự trữ bắt buộc, mỗi NHTM phải mua số lượng tín phiếu nhất định và chỉ cho vay trên số tiền huy động, dẫn đến NHTM phải tham gia vào cuộc đua lãi suất để làm sao có thể huy động được càng nhiều đủ bù đắp và có thể cho vay, đồng thời NH tạm ngưng giải ngân cho các DN, hạn chế cho vay, chọn lọc KH cho vay, kéo theo đình trệ dây chuyền sản xuất, hệ thống kinh doanh của các DN không có tiền thanh toán cho đối tác, đầu tư sản xuất, đối tác không thanh toán được tiền cho KH, hay thanh toán tiền mua bất động sản trả góp… KH sẽ không trả được nợ tăng vì không có nguồn thu.

Hơn nữa về mặt DN, tình hình kinh tế khó khăn bất ổn, chi phí tăng cao, nguồn vốn thiếu hụt nhưng không được tài trợ hoặc tài trợ hạn chế, việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả, khả năng chi trả giảm, do vậy nợ vay có thể trở thành nợ khó đòi và thu hồi khó khăn hơn đối với các ngân hàng.

+ Ngoài ra, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và quy định trần lãi suất cho vay, thì các NHTM tiếp tục cuộc cạnh tranh mới vừa có thể huy động được tiền gửi vừa có thể cho vay đủ bù đắp chi phí. Giải pháp là tăng thu các loại phí liên quan đến tín dụng, đẩy lãi suất thực KH vay cao hơn nhiều so với trần lãi suất Nhà

nước quy định, làm cho KH phải bỏ ra chi phí nhiều hơn để trả lãi, như thế nguy cơ không trả được nợ là khá cao.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)