Kiến nghị đối với cơ quan ban ngành Tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 129)

- Áp dụng quyết định 493 đúng, đủ trong tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng cao sẽ làm vào chi phí kinh doanh của NH dẫn đến khả năng kiểm soát hiệu quả

3.3.5. Kiến nghị đối với cơ quan ban ngành Tỉnh Khánh Hòa

Nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động ngân hàng như Các cơ quan công chứng, trung tâm bán đầu giá tài sản, thi hành án. Đây là một trong những vấn đề quan trọng bởi nếu những thủ tục này được tinh giản, gọn nhẹ, đảm bảo việc đăng ký, giải tỏa, công chứng, xử lý TSBĐ được

nhanh chóng, đúng pháp luật thì các hoạt động của quy trình tín dụng cũng sẽ nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí,nhằm hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra cho các NHTM nói chung và Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa nói riêng.

Kết luận chương 3

Để hoạt động bền vững và an toàn trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Khánh Hòa cần khắc phục các hạn chế đang tồn tại trong công tác tín dụng của mình bằng các giải pháp như là hoàn thiện quy trình tín dụng, giám sát nghiêm ngặt việc tuân thủ quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng,..…nhằm góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác QLRRTD tại Chi nhánh.

Bên cạnh sự nổ lực của Ngân hàng, thì cũng cần có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, hỗ trợ (thông tin, pháp lý) từ phía NHNN và các cơ quan ban ngành Chính phủ, chính quyền địa phương Tỉnh Khánh Hòa, và bản thân DN nhằm góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi hơn để hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả cao hơn, nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Kết luận

Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Vì vậy, hạn chế RRTD luôn là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu, thương xuyên có tính chất lâu dài. Để có thể tồn tại và phát triển Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, đồng thời sử dụng tổng hợp và linh hoạt các biện pháp phòng ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. Song có thể nói để ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là một điều rất khó. Do vậy, trong qúa trình kinh doanh, mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở một mức độ thấp nhất có thể chấp nhận được, nhằm đảm bảo cho hoạt động của NH ổn định và phát triển bền vững.

Xuất phát từ việc nghiên cứu thực tế hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học, với đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa

Em hy vọng luận văn này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa. Tuy nhiên đây là một đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kiến thức của bản thân chưa nhiều nên chắc chắn bài viết còn nhiều hạn chế nhất định. Em rất mong muốn nhận được sự quan tâm, góp ý của các Thầy, Cô giáo.

Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo – TS . Huỳnh Thị Cẩm Hà, các Thầy, Cô giáo trong khoa Tài chính - Kế toán cùng toàn thể ban lãnh đạo, các cán bộ tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Tài liệu tham khảo Tiếng việt

1 Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD của NHTMCP Sacombank tại Khánh Hòa (2008-2009)

2 Báo cáo cơ cấu dư nợ và nợ quá hạn theo danh mục cho vay (2008-2009), Qúy 1/2010

3 Bảng cáo phân loại Nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (2008-2009), Qúy 1/2010

4 Báo cáo tình hình nợ quá hạn tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (2008- 2009), Qúy 1/2010.

5 Báo cáo tổng kết hoạt động năm (2008) và kế hoạch năm (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động năm (2009) và kế hoạch năm ( 2010)

6 Luật NHNN, Luật TCTD, Quyết định 493, Quyết định 18 ( bổ sung Quyết định 493) của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

7 Châu Giang (2009), “Hoạt động của Ngân hàng thương mại :Tiềm ẩn rủi ro”, Báo lao động

8 PGS.TS Ngô Hướng(Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM), “Nguyên nhân và bản chất của khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay- những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn”.

9 PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”, Nhà xuất bản Tài chính

10 Th.S Thái Ninh (2008), “Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng”,Trường Đại Học Nha Trang- Khoa Kinh Tế - Bộ Môn Tài Chính.

11 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Khánh Hòa, Bảng công bố thông tin www.sacombank.com.vn

12 Phiếu khảo sát thông tin tại địa bàn Chi nhánh Khánh Hòa (2008-2009). 13 Tạp chí kinh tế phát triển (2006), “Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM”.

14 TS.Đỗ Thị Thủy (2007), “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập WTO”, Học viện Tài chính

15 PGS.TS Nguyễn Đình Tự (2008), “Ngành Ngân hàng Việt Nam sau một năm gia nhập WTO”, Tạp chí Ngân hàng( số 1), [tr32-35]

16 Tạp chí kinh tế (2006) “Xử lý nợ quá hạn có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.

17 Tạp chi kinh tế (2006), “Xử lý nợ quá hạn hiện nay ở các NHTM Việt Nam”. 18 T.S Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), “Chính sách tiền tệ năm 2009: Những thách thức đặt ra cho năm 2010”.

19 TS. Đỗ Thị Thủy (2009),”Tác động của lãi suất cho vay tới hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Tiếng Anh:

1. Edward I. Alman (2001), Managing credit risk: Achanllenge for the new millennium.

2. Hennie van Greuning – Sonjatanovic (1999), Analyzing banking Risk, the world Bank.

3. Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, John Wiley & Sons Publication. 4. World bank (2001), Banking Reform in VietNam.

Tài liệu mạng www.saga.com.vn, www.chinhphu.vn, www.tapchiketoan.com,

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)