Xếp hạng tín dụng (XHTD)

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 91)

- Bên cạnh đó kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng lượng vốn chu

e) Môi trường tự nhiên

2.2.5.2. Xếp hạng tín dụng (XHTD)

Trong thời gian qua, Hệ thống XHTD của Sacombank đã góp phần rất đáng kể trong việc sàng lọc và phân loại khách hàng, giúp cảnh báo, phát hiện sớm và kiểm soát các rủi ro từ KH, từ đó giúp NH có thể đưa ra các quyết định từ chối hoặc xem xét cho vay kèm giải pháp, hướng xử lý cho vay đối với KH giúp hạn chế rủi ro, tránh thiệt hại cho NH..

a)Những kết quả đạt được:

- Sacombank được các chuyên gia tài chính thuộc WorldBank tư vấn trong xây dựng mô hình XHTD doanh nghiệp và cá nhân, tuân theo các trình tự, tiêu chí rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, bao gồm :Hệ thống các tiêu chí đánh giá và điểm trọng số, cách xác định giá trị của từng tiêu chí đánh giá, cách quy đổi giá trị sang điểm của tiêu chí đánh giá, cách XHTD KH và quan điểm cấp tín dụng theo từng mức xếp hạng.

- Thông qua mô hình, Sacombank dựa trên các tiêu chí đánh giá định lượng (Thông qua BCTC của KH cung cấp) và định tính (dựa trên các thông tin phi tài chính mà NH đã thu thập được) làm cơ sở quyết định cấp phát tín dụng, xác định lãi suất cho vay, và để trích lập DPRR đảm bảo được tính khách quan

- Mô hình XHTD vẫn bám sát khung hướng dẫn của NHNN nhưng có sự điều chỉnh dựa theo kinh nghiệm xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm trên thế giới.

- Mô hình XHTD đã có đưa vào nhóm chỉ tiêu dự báo ảnh hưởng của thay đổi chính sách Nhà nước và dự báo tác động của cạnh tranh đến lĩnh vực kinh doanh của KH nhằm tăng cường khả năng dự báo nguy cơ gặp khó khăn về tài chính trong tương lai của KH được xếp hạng.

- Hệ thống XHTD này đã giúp Sacombank nâng cao chất lượng cấp phát tín dụng của mình, tăng cường hiệu quả QLRRTD, mang lại nhiều lợi ích cho chính KH. Thời gian xử lý các giao dịch nhanh chóng, thông qua việc chấm điểm tự động. Các KH được xếp hạng cao và có lịch sử quan hệ tín dụng tốt sẽ được áp dụng chính sách ưu đãi cấp tín dụng (bao gồm nới lỏng các điều kiện cho vay, giảm lãi suất, nới lỏng các yêu cầu về tài sản đảm bảo). Đồng thời hệ thống XHTD cũng chính là bộ lọc đối với những KH có mức XHTD thấp tuỳ theo mức độ xếp hạng RRTD để NH tăng dần các yêu cầu về điều kiện cho vay và TSBĐ, thậm chí là có thể áp dụng các biện pháp để theo dõi thường xuyên để tập trung thu hồi nợ.

- Ngoài chức năng xếp hạng, hệ thống XHTD còn có chức năng hỗ trợ ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp, theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về QLRRTD của NH.

b)Những tồn tại cần khắc phục

Tuy nhiên, công tác chấm điểm, XHTD khách hàng tại NH còn hạn chế, dẫn đến kết quả chấm điểm chưa phản ảnh hết mức độ rủi ro khi cho vay KH. Nhiều trường hợp KH được XHTD cao, có uy tín nhưng thực tế lại chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và ngược lại, XHTD thấp, thuộc nhóm rủi ro cao nhưng thực tế lại an toàn. Nguyên nhân làm cho công tác chấm điểm, XHTD khách hàng chưa phát huy hết hiệu quả vì một số lý do:

- Các chỉ tiêu chưa phù hợp, chưa chi tiết

+Thang điểm còn chưa chi tiết, các KH có tình hình tài chính khác nhau vẫn có thể có cùng một số điểm nên khó nhận biệt sự khác biệt tương đối giữa các KH. + Đối với mô hình chấm điểm XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh, nhóm các chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính đang sử dụng khá phức tạp bao gồm năm nhóm chỉ

tiêu về lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý, quan hệ tín dụng, các yếu tố bên ngoài và các đặc điểm hoạt động khác. Nhóm các chỉ tiêu chấm điểm thông tin phi tài chính hiện đang sử dụng những tiêu chí bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm của giám đốc, trình độ của giám đốc là chưa thật sát với việc phản ảnh xu hướng khó khăn dẫn đến nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp từ đó dẫn đến kết quả xếp hạng dễ sai lệch so với thực tế.

+ Đối với mô hình chấm điểm XHTD cá nhân, do một số chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính chưa được cập nhật theo kịp với thực trạng nên cán bộ nghiệp vụ, ngại áp dụng vì nếu chấm điểm thì kết quả xếp hạng sẽ cho kết quả cao hơn thực tế như: Thu nhập cá nhân chỉ xét đến mức 120 triệu đồng/tháng là đạt điểm tối ưu thì có sự cân bằng nghĩa vụ trả nợ giữa một KH vay vài triệu đồng với KH vay vài chục tỷ đồng. Ngoài ra cũng có những chỉ tiêu trùng lắp như thời gian công tác và thời gian làm công việc hiện tại khiến cho điểm của KH vô tình bị nhân đôi ở chỉ tiêu này nếu trong quá khứ chưa có sự thay đổi nơi làm việc hoặc bị giảm đi nếu như KH đó vừa được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn với thu nhập cao hơn.

+Chỉ một số chỉ tiêu tài chính được sử dụng trong khi các chỉ tiêu tài chính khác thì không, có thể khiến kết quả cuối cùng chưa phản ánh được thực chất tình hình KH. Ngoài ra, các chỉ tiêu phi tài chính được xây dựng còn chung chung, khó đo lường, đánh giá cụ thể, chính xác.

- Việc thực hiện chấm điểm, XHTD chưa nghiêm túc:

+CBTD còn đặt nặng tính hình thức khi chấm điểm, XHTD khách hàng, thậm chí có thể thay đổi các chỉ tiêu để có kết quả phù hợp với quyết định tín dụng của mình. Bên cạnh đó, CB lãnh đạo cũng chưa đặt nặng tầm quan trọng của công tác chấm điểm, còn sự chỉ đạo, áp đặt của CBTD trong quá trình thực hiện.

+Thiếu liên kết giữa các quá trình chấm điểm với các chương trình quản lý tín dụng, theo đó, kết quả chấm điểm được lưu trữ độc lập với cơ sở dữ liệu quản lý của ngân hàng, dẫn đến việc CBTD có thể sửa chữa, chấm điểm một cách tùy tiện mà không phải lo thiếu sót, trách nhiệm. Vì vậy, kết quả chấm điểm có thể thay đổi rất lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định.

+Thiếu cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện chấm điểm, XHTD do đó mà khả năng kiểm tra, giám sát, phát hiện các sai sót còn hạn chế vì công tác này vẫn còn mạng tính thủ công và phụ thuộc vào con người nhập số liệu vào.

c)Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

- Việc tuân thủ các chế độ kế toán theo quy định pháp luật vẫn chưa được các DN thực hiện đầy đủ, và chưa có quy định BCTC của DN bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ tin cậy BCTC vẫn chưa cao, do đó đã tạo ra không ít khó khăn cho Ngân hàng trong việc phân tích XHTD doanh nghiệp.

- Thị trường tài chính còn thiếu những công ty định mức tín nhiệm chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, kết quả của nhưng công ty này thường khách quan, là cơ sở tốt cho Chi nhánh đối chiếu kết quả XHTD nhằm nâng cao tính chính xác. - CBTD dựa quá nhiều vào số liệu do KH tự cung cấp mà chưa quan tâm đến các nguồn thông tin khác như: thông tin từ cơ quan thuế, ngân hàng khác, …

- Không có nhiều nguồn thông tin hỗ trợ cho việc XHTD. Thông tin từ CIC là nguồn thông tin chủ yếu mà NH sử dụng hết sức đơn điệu, thiếu cập nhật, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của NH. Thị trường chứng khoán chưa phát triển ổn định, giá chứng khoán không phản ánh hiệu quả hoạt động của DN, do đó NH chưa thể sử dụng những thông tin từ thị trường chứng khoán để xếp hạng DN.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)