Mô hình xếp hạng tín dụng của Moody và Standard & poor

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 37)

- Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiều khả năng chi trả

1.5.3. Mô hình xếp hạng tín dụng của Moody và Standard & poor

RRTD hay rủi ro không hoàn được vốn trái phiếu của công ty thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu NH nên cho vay, còn lại các hạng mục sau thì không nên cho vay. Những đánh giá này được chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody ‘s và Standard & Poor ‘s là những dịch vụ tốt nhất.

Bảng 1.5 Mô hình xếp hạng tín dụng của Moody và Standard & poor

Xếp hạng Tình trạng

Moody ‘s Aaa Chất lượng cao nhất

Aa Chất lượng cao

A Chất lượng vừa cao hơn

Baa Chất lượng vừa

Ba Nhiều yếu tố đầu cơ

B Đầu cơ

Ca Đầu cơ có rủi ro cao

C Chất lượng kém nhất

Standard & Poor ‘s AAA Chất lượng cao nhất

AA Chất lượng cao

A Chất lượng vừa cao hơn

BBB Chất lượng vừa

BB Chất lượng vừa thấp hơn

B Đầu cơ

CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao

C Trái phiếu có lợi nhuận

DDD-D Không hoàn được vốn

Nguồn: Tạp chí kinh tế phát triển (2006),“Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng 36 trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng”

Đối với Moody ‘s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor ‘s thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody ‘s) và AA (Standard & Poor ‘s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, chứng khoán trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán nên đầu tư, còn lại chứng khoán bên dưới được khuyến cáo là không nên đầu tư. Nhưng do có mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp ( rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng có lợi nhuận cao nên đôi lúc NH vẫn đầu tư vào các loại chứng khoán này. Tóm lại, việc NH đánh giá xác suất rủi ro của người vay, trên cơ sở đó định giá các khoản vay hoặc khoản nợ chính xác đến đâu phụ thuộc vào quy mô của khoản đầu tư và chi phí thu nhập thông tin. Các yếu tố liên quan đến quyết định cho vay của NH bao gồm:

- Các yếu tố liên quan đến người vay

+ Uy tín trả nợ : được thể hiện qua lịch sử vay trả của KH, nếu trong suốt quá trình đi vay, KH luôn trả nợ đúng hạn sẽ tạo được lòng tin với NH.

+Cơ cấu vốn của KH : nếu tỷ số giữa vốn vay/ vốn tự có càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn.

+ Mức độ biến động của thu nhập : thu nhập sẽ ảnh hưởng lớn đến khả khả năng trả nợ của KH, thu nhập ổn định thường xuyên sẽ hấp dẫn các NH hơn.

+ Tài sản đảm bảo : là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho vay nào, nhằm khuyến khích việc sử dụng vốn có hiệu quả, đồng thời nâng cao trách nhiệm của KH vay trong việc hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Các yếu tố liên quan đến thị trường

+ Chu kỳ kinh tế : Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình SXKD của DN. Do đó, NH cần phân tích chu kỳ kinh tế nhằm lựa chọn quyết định đúng vào thời điểm và nên đầu tư vào ngành nào có mức độ rủi ro thấp.

+Mức lãi suất : Một mức lãi suất cao biểu hiện kết quả của chính sách thắt chặt tiền tệ, thường gắn với mức độ rủi ro cao. Lý do là do giá vốn quá đắt nên nhà đầu tư thường bị hấp dẫn bởi những dự án đem lại nhiều lợi nhuận, mà lợi nhuận càng cao thì độ rủi ro càng lớn.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)