Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 108)

- Áp dụng quyết định 493 đúng, đủ trong tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng cao sẽ làm vào chi phí kinh doanh của NH dẫn đến khả năng kiểm soát hiệu quả

3.2.1.2. Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay

Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của KH, để có những đề xuất

hợp lý nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng.

- Thẩm định chính xác tính khả thi của phương án SXKD. Đối với những phương án không hợp lý, không rõ ràng nên từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu, tránh tình trạng thông đồng với KH, gây tổn thất cho NH.

-.CBTD cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của KH tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu KH chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì KH sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới. Để dự án mang lại hiệu quả và có nguồn trả nợ cho ngân hàng thì:

+ Tỷ lệ vốn tự có /vốn vay > 1

+ Lãi ròng sau thuế và khấu hao > Tổng nợ đến hạn phải trả

- Khi đánh giá khả năng trả nợ của KH vay vốn, CBTD cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà KH cam kết trả nợ cho NH khi nguồn trả nợ chính có sự cố. Đồng thời thu thập đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ của KH, CBTD phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của những chứng từ này. Đối với những nguồn thu nhập bất thường, không nên tính vào thu nhập trả nợ. Còn những nguồn thu nhập ổn định nhưng không có chứng từ chứng minh thì chỉ nên tính ở một tỷ lệ hợp lý. - Chú ý thẩm định cả về tư cách của KH, tính hợp tác với NH và cả sự trung thực khi giao tiếp với nhân viên tín dụng.

- Phát hiện kịp thời các trường hợp như vay hộ, sử dụng vốn vào các mục đích trái pháp luật, những khách hàng thuộc đối tượng hạn chế và cấm cho vay, …

Thẩm định tài sản đảm bảo

- Đối với đặc thù của tín dụng tại Việt Nam, trước mắt, tài sản đảm bảo vẫn là nguồn trả nợ thứ hai nên việc thẩm định kỹ TSBĐ sẽ giúp ích rất nhiều trong xử lý tài sản nếu KH không trả được nợ. Định giá TSBĐ chính xác, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo trước khi cho vay. Cần thiết phải có bộ phận chuyên trách trong việc xử lý TSBĐ, tách hẳn với bộ phận xử lý nợ như hiện nay.

- Hợp đồng thế chấp là cơ sở pháp lý quan trọng nhất. Đây là nguồn trả nợ thứ hai nếu KH mất khả năng chi trả, do đó phải xem xét kỹ các yếu tố sau:

+ Tình trạng pháp lý của tài sản: hợp pháp, không tranh chấp, ... …

+ Phải có nguồn thông tin tham khảo rõ ràng về giá trị, định giá phải thật chính xác, an toàn, đảm bảo tính khách quan.

+ Xem xét các yếu tố về điều kiện an toàn (phòng cháy, chống trộm cắp, điều kiện an toàn), có cần phải mua bảo hiểm hay không.

+ Lợi thế thương mại, quy hoạch xây dựng, khả năng bán, thanh lý.

- Chuẩn hoá quy trình công chứng tập trung, bổ sung thêm nhân sự để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Chỉ xét công chứng phi tập trung với các hồ sơ được phê duyệt bởi Ban tín dụng với lý do hợp lý.

- Tuyển chọn và đào tạo nhân sự thích hợp, đúng chuyên ngành trong bộ phận Pháp lý chứng từ và Quản lý tài sản/Ban pháp chế, nhằm nhận biết được những rủi ro và khả năng xảy ra rủi ro khi phát sinh tại chi nhánh và có những kiến nghị hợp lý khi xử lý hồ sơ vay.

- Việc định giá tài sản phải thường xuyên cập nhật theo giá thị trường, trong quá trình quan hệ tín dụng, trường hợp kiểm tra thấy giá trị TSBĐ bị sụt giảm hay có biến động lớn về giá dẫn đến không đủ điều kiện đảm bảo món vay, NH phải nhanh chóng định giá lại và có biện pháp thu hồi bớt nợ hoặc thông báo để KH bổ sung TSBĐ kịp thời, tránh gây tổn thất cho NH. Việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giao hẳn cho Công ty định giá, để theo sát tài sản đảm bảo hơn, tránh tình trạng để CBTD thực hiện như trước đây để tránh tiêu cực xảy ra do các mối quan hệ thân

thiết với KH vay. Vì thực tế đại đa số CBTD không thực hiện việc kiểm tra thực tế mà chỉ làm qua loa, chiếu lệ. Điều này rất nguy hiểm khi KH cố tình lừa NH dựa vào các mối quan hệ quen biết..

- Đối với tài sản bảo lãnh, cần phải thông báo rõ về khoản vay, tình trạng khoản vay cho bên bảo lãnh, xem xét mối quan hệ với KH (tránh tình trạng người bảo lãnh không biết gì về khoản vay, dẫn đến khó khăn khi xử lý TSBĐ).

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)