CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ
4.3.5 Giải pháp tăng cường hiệu lực phân bổ nguồn lực để triển khai chiến lược thâm nhập thị trường
- Chính sách xúc tiến:
+ Công ty nên đa dạng hình thức bán hàng. Không chỉ dừng lại ở bán hàng theo kế hoạch mà có thể có thêm những hình thức bán hàng như : bán hàng cá nhân, đấu thầu, bán hàng qua mạng…Hình thức thông qua đấu thầu là hình thức đòi hỏi công ty phải có sự hiểu biết, nhân viên phải có kỹ năng trong việc làm hồ sơ đấu thầu. Tuy vậy các gói thầu thường mang lại cho công ty giá trị cao, lợi nhuận cũng cao hơn nhiều so với các hình thức khác vì vậy nếu trúng thầu thì cơ hội nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất lớn.
+ Dịch vụ sau bán là khâu mà các DN thường ít chú trọng tới. Nhưng đây lại là yếu tố tạo nên sự khác biệt và điểm cạnh tranh cho DN. Nếu DN có dịch vụ sau bán tốt sẽ khiến khách hàng tin tường hơn và yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Các dịch vụ sau bán có thể kể tới như: dịch vụ lắp đặt tại nhà, hướng dẫn sử dụng, bảo quản. ..Tạo được sự tin tưởng với khách hàng sẽ giúp công ty tăng uy tín của mình trên thị trường từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.
4.3.5 Giải pháp tăng cường hiệu lực phân bổ nguồn lực để triển khai chiến lượcthâm nhập thị trường thâm nhập thị trường
Để triển khai chiến lược thâm nhập thị trường đạt được kết quả tốt nhất thì không thể không quan tâm tới việc phân bổ các nguồn lực trong doanh nghiệp. Việc phân bổ nguồn lực hợp lý sẽ tạo thuận lợi cho việc triển khai chiến lược. Phân bổ nguồn lực ở đây tức là phân bổ hợp lý giữa nguồn lực về mặt vật lý và nguồn lực về mặt nhân lực - Về mặt vật lý: Đối với nguồn vốn kinh doanh của DN thì tăng mức vốn chủ sở hữu, tăng vốn góp để giúp cho nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh tốt hơn, giảm
nguồn vốn vay ngân hàng xuống từ 25% ở hiện tại tới 15% trong thời gian tới. Đồng thời giúp cho việc giảm chi phí DN xuống.
- Công ty nên nâng cao hiệu quả của công tác dự toán chi phí. Vì trong quá trình kinh doanh có nhiều biến động như: lạm phát, tỷ giá thay đổi khiến công ty phải điều chỉnh chi phí cho phù hợp. Ngoài ra công ty nên lập ra một quỹ dự phòng chiến lược, quỹ này sẽ giúp công ty giải quyết những vấn đề phát sinh đột biến trong quá trình hoạt động như vậy sẽ giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận với những thách thức của môi trường kinh doanh từ đó có thể biến những thách thức thành những cơ hội kinh doanh. - Về mặt nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty. Điều nay đòi hỏi công ty cần có kế hoạch về tuyển dụng và đào tạo hợp lý. Ngoài ra cần phải có những biện pháp để giữ chân nhân viên giỏi. Để thực hiện được điều này, công ty cần tìm cho mình một nguồn tuyển dụng có chất lượng có thể thông qua các công ty tuyển dụng chuyên nghiệp hoặc liên kết tìm kiếm lao động tại các trường đại học, cao đẳng, tham gia hội chợ việc làm để tiếp cận nguồn lao động dồi dào. Bên cạnh việc tuyển dụng là đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân viên cũ. Công ty đào tạo nhân viên cũ sẽ giúp cho họ có thể nâng cao trình độ, có thêm kinh nghiệm và các kỹ năng mới giúp họ có thể xử lý công việc tốt hơn từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.