Thực trạng xây dựng các chính sách để triển khai chiến lược thâm nhập thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty cổ phần cửa nhựa Việt Đức (Trang 38)

LỰC TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA NHỰA VIỆT ĐỨC

3.4.2 Thực trạng xây dựng các chính sách để triển khai chiến lược thâm nhập thị trường

trọng tới công tác phân tích môi trường kinh doanh nên những mục tiêu ngắn hạn của công ty thường thiếu tính thực tế và trong quá trình thực thi còn thiếu tính linh hoạt. Điều đó làm giảm hiệu lực của quá trình quản trị các mục tiêu

3.4.2 Thực trạng xây dựng các chính sách để triển khai chiến lược thâm nhập thịtrường trường

Các chính sách marketing là một công cụ hữu hiệu giúp cho việc triển khai chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại của DN đạt được hiệu quả. Đối với Việt Đức, các chính sách mà công ty sử dụng chủ yếu là các chính sách Marketing. Việc xây dựng các chính sách được phòng marketing nghiên cứu kỹ và đưa ra các chính sách phù hợp.

* Chính sách sản phẩm.

Sản phẩm của Việt Đức được biết đến với mẫu mã phong phú đa dạng, kiểu dáng hiện đại phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty không lựa chọn những mẫu thiết kế có sẵn mà dựa theo ý tưởng của khách hàng từ đó đưa ra những mẫu mã để khách hàng lựa chọn. Đây là một trong những chính sách mà ít công ty trên thị trường áp dụng. Để phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam các nguyên liệu tạo nên sản phẩm cũng được lựa chọn để đáp ứng tốt yêu cầu này. Ngoài ra với các loại sản phẩm Việt Đức đều áp dụng việc lắp đặt, vận chuyển miễn phí cho khách hàng tạo niềm tin và sự thoải mái cho khách hàng. Đây chính là những đặc tính mà công ty chú trọng để triển khai chiến lược thâm nhập thị trường

* Chính sách giá.

Giá cả là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực nhất trên thị trường nó ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Dưới đây là bảng giá của 1 số sản phẩm cốt lõi của Việt Đức:

Bảng 3.5 : Bảng giá một số sản phẩm của công ty cổ phần Cửa Nhựa Việt Đức STT TÊN SP Rộng (mm) Cao(mm) Kính đơn 5 ly (VNĐ/m2) 1 Hệ cửa đi

Cửa đi mở quay 1 cánh 600-900 2000-2400 1.250.000

Cửa đi mở quay 2 cánh trên dưới kính PANO 1400-1800 2000-2400 1.300.000 2 Hệ cửa sổ Cửa sổ mở trượt 2 cánh 1200-1600 1200-1600 1.150.000 Cửa sổ mở trượt 3 cánh 2100-2400 1200-1600 1.150.000 Cửa sổ mở quay 1 cánh 500-900 1100-1500 1.250.000 Cửa sổ mở quay 2 cánh 1200-1600 1100-1500 1.200.000

(Nguồn: Báo giá của công ty- phòng sản xuất )

- Qua tiến hành phỏng vấn các quản trị viên trong công ty thì hiện tại với chính sách giá sản phẩm công ty đang áp dụng chính sách định giá ngang bằng cạnh tranh so với đối thủ. Phương thức định giá là định giá trên cơ sở cấu trúc chi phí, dựa trên giá thành sản phẩm đưa ra mức giá phù hợp.

- Qua tiến hành điều tra khảo sát nhân viên thì 9/9(100%) phiếu đều khẳng định hiện tại giá các sản phẩm của công ty đều ngang bằng so với giá của các sản phẩm của công ty trên thị trường, không có sự chênh nhau quá lớn.

BH 3.6: Mô hình phương pháp định giá sản phẩm của công ty Chiến lược thâm nhập thị trường với sản phẩm cửa nhựa công ty đã sử dụng phương

pháp định giá nào?

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Valid dinh gia ngang bang 9 100.0 100.0 100.0

Việt Đức là một công ty trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm do đó cũng là người trực tiếp phân phối sản phẩm ra thị trường mà không thông qua một kênh phân phối nào. Công ty nhận hợp đồng từ khách hàng, sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và cũng là người trực tiếp giao hàng. Dưới đây là kênh phân phối của công ty:

Hình 3.7 : Mô hình kênh phân phối của công ty

(Nguồn: Phòng marketing của công ty)

Với kênh phân phối này có một lợi thế là giúp công ty giảm được các chi phí liên quan tới phân phối và các trung gian, sản phẩm tới tay người tiêu dùng ngay nên việc phản hồi thông tin về sản phẩm tới DN được nhanh chóng giúp công ty có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng tốt hơn.Tuy nhiên kênh phân phối này lại có nhược điểm là: khả năng đáp ứng khách hàng nhanh chóng trong một số trường hợp chưa tốt, hạn chế về tập khách hàng tiềm năng của công ty đồng thời quá trình tiếp xúc giữa khách hàng và các sản phẩm của công ty ít hơn dẫn tới sự nhận biết sản phẩm của khách hàng kém.

* Chính sách xúc tiến thương mại.

Chiến lược xúc tiến thương mại là một công cụ hữu hiệu nhằm xây dựng nên một mối quan hệ mật thiết với khách hàng từ đó kích thích được họ tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn cho doanh nghiệp.

Hiện tại với chiến lược thâm nhập thị trường, Việt Đức đã sử dụng công cụ xúc tiến là quảng cáo. Thông điệp của công ty khi gửi tới khách hàng của mình đó là: Các sản phẩm Việt Đức được gia cường theo công nghệ đến từ Châu Âu mang phong cách hiện đại, mẫu mã đa dạng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đây cũng chính là những đặc điểm mà công ty thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Hiện tại Việt Đức thức hiện quá trình tiếp xúc và tương tác trực tiếp với khách hàng là thông qua website http://vietducwindow.com nhằm giúp khách hàng hiểu rõ thêm về công ty, các lĩnh vực kinh doanh và nhất là những sản phẩm của công ty. Ngoài ra Việt Đức còn đặt link liên kết trên website như hts.net.vn( công ty cổ phần TMDV HECiCo), 123.ban.vn để có thể quảng bá rộng rãi sản phẩm của công ty đến

DN sản xuất Khách hàng

khách hàng và đối tác. Bên cạnh đó còn phải kể tới hình thức marketing bán hàng trực tiếp. Đây là một hình thức được công ty áp dụng khá lâu và đã đạt được những kết quả tốt như làm tăng doanh thu bán hàng qua đó làm tăng lợi nhuận của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty cổ phần cửa nhựa Việt Đức (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w