Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty cổ phần cửa nhựa Việt Đức (Trang 33)

LỰC TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA NHỰA VIỆT ĐỨC

3.3.2.1Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài công ty

Qua tiến hành điều tra trực tiếp cho thấy, các nhân tố môi trường là những nhân tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp nói chung và với công ty cổ phần cửa nhựa Việt Đức nói riêng. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới công ty có thể kể tới:

* Môi trường chính trị, luật pháp.

Hiện nay, luật pháp nước ta đã và đang hoàn chỉnh hơn rất nhiều tạo ra một cơ chế pháp lý rõ ràng cho các DN Việt Nam. Đối với các DN vừa và nhỏ, từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) nền kinh tế có khá nhiều biến động. Sự mở cửa giao dịch thương mại quốc tế các DN Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh và đứng vững trên thị trường do đó chính phủ Việt Nam đã có những

chính sách hỗ trợ cũng như tạo ra những rào cản gia nhập trên thị trường nhằm giúp đỡ các DN. Ví dụ như nghị định của chính phủ số 56/2009/NĐ-CP ban hành ngày 30/06/2009 về việc trợ giúp phát triển các DN vừa và nhỏ thông qua nghị định này chính phủ đã trợ giúp DN như trợ giúp về tài chính, mặt bằng sản xuất, xúc tiến mở rộng thị trường, cung ứng dịch vụ….nghị định này đã phần nào trợ giúp DN đối mặt với các thách thức từ môi trường kinh tế và sau khủng hoảng kinh tế năm 2008. Ngoài ra chính phủ còn có nhiều chính sách liên quan nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các DN từ đó giúp cho các doanh nghiệp có được kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn.

* Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của DN. Đối với chiến lược thâm nhập thị trường nội địa các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược có thể kể tới như: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tình hình lạm phát, tỷ giá hối đoái, hội nhập của nền kinh tế

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang có những tín hiệu đáng mừng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao năm 2010 là 6,5%. Do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nên tuy mức tăng trưởng không quá cao song so với các nước khác vẫn được đánh giá là khả quan.

Lạm phát tăng cao cũng là yếu tố quan trọng đánh giá môi trường kinh tế, nó cũng tác động trực tiếp tới DN. Lạm phát càng cao khiến các DN tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng lại phải trả chi phí lớn dẫn tới lợi nhuận thu về thấp.

* Môi trường văn hóa, xã hội.

Trong xã hội hiện nay, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao do vậy yêu cầu về nhà ở ngày càng được chú trọng kéo theo nhu cầu về cửa các loại cũng tăng theo. Cụ thể là nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng vẫn đang ngày một tăng với những con số cụ thể như: năm 2010, tổng diện tích nhà ở toàn quốc tăng thêm khoảng 86,8 triệu mét vuông, diện tích nhà ở bình quân khoảng 17,5m2/người (đô thị: 20,2m2/người; nông thôn: 16,3m2/người) Dự kiến, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc vào cuối năm 2011 đạt khoảng 18,3m2/người. Tổng diện tích nhà ở toàn quốc tăng thêm khoảng 87 triệu mét vuông. Đây là những con số cho thấy thị trường cửa sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Do vậy công ty cần quan

tâm và có những định hướng cụ thể cho từng phân đọan thị trường, xác định được nhu cầu của khách hàng từ đó để xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty cổ phần cửa nhựa Việt Đức (Trang 33)