CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ
4.3.4 Giải pháp tăng cường hiệu lực xây dựng chính sách Marketing để triển khai chiến lược thâm nhập thị trường
chiến lược thâm nhập thị trường.
Hoạt động quản trị các mục tiêu ngắn hạn là một vấn đề khó khăn, phức tạp nhưng lại là một hoạt động hỗ trợ tốt cho hoạt động triển khai chiến lược thâm nhập thị trường. Muốn tăng cường hiệu lực quản trị các mục tiêu ngắn hạn trong công ty thì trước hết những mục tiêu này phải được xác định rõ, cụ thể, định lượng được :
- Thời gian thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường 5 năm trong từ năm 2010- 2015.
- Mục tiêu của chiến lược thâm nhập thị trường là: tăng thị phần của công ty từ 10% lên 15% ở thị trường hiện tại, tăng sản lượng tiêu thụ đồng thời thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Cụ thể: Trong năm 2011 công ty đặt ra mức tăng doanh thu là 15% so với mức tăng doanh thu của công ty năm 2010 đồng thời tăng thị phần lên 12%. Tới năm 2012, hoàn thiện hơn được các chính sách hỗ trợ, công ty có thể đẩy mạnh tiêu thụ từ đó làm tăng doanh thu lên 20%, lợi nhuận tăng và thị phần đạt được là 15%.
Trong chiến lược thâm nhập thị trường nội địa đối với sản phẩm cửa nhựa thì mục tiêu tăng thị phần là quan trọng nhất. Ngoài ra công ty phải đảm bảo các mục tiêu lâu dài là: tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
- Tăng số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường nhất là thị trường các tỉnh lân cận - Thông qua việc đưa ra những mục tiêu cụ thể, xác định rõ ràng thì hoạt động quản trị các mục tiêu ngắn hạn sẽ trở lên dễ dàng hơn và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình triển khai chiến lược thâm nhập thị trường nội địa
4.3.4 Giải pháp tăng cường hiệu lực xây dựng chính sách Marketing để triển khaichiến lược thâm nhập thị trường chiến lược thâm nhập thị trường
Các chính sách marketing là công cụ hữu hiệu nhất trong việc thâm nhập thị trường nội địa. Vì vậy để tăng cường hiệu lực xây dựng chính sách để triển khai chiến lược thâm nhập thị trường thì công ty nên tập trung cho các chính sách marketing. - Chính sách sản phẩm: Hiện tại Việt Đức là một công ty vừa và nhỏ do đó việc thiết kế các mẫu mã sản phẩm còn bị động, chưa phát huy hết đặc tính, ưu điểm của sản phẩm do đó nên có sự khai thác sâu hơn về mẫu mã sản phẩm, nâng cao hơn chất lượng sản phẩm hiện tại đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thị trường. Dịch
vụ sau bán của công ty cũng chưa tạo được sự khác biệt hoàn toàn mới so với đối thủ để thu hút khách hàng chú ý tới. Ngoài ra chất lượng sản phẩm của công ty đã được khẳng định trên thị trường trong những năm qua tuy nhiên đôi khi người tiêu dùng không nhìn vào thực tế mà chỉ dựa trên những chứng chỉ, những thông số kỹ thuật của sản phẩm để đánh giá chất lượng sản phẩm do đó công ty nên có sự chứng nhận chất lượng từ các tổ chức giám định chất lượng có uy tín trên thị trường, đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng với doanh nghiệp.
- Chính sách giá: Chính sách giá là một trong những chính sách linh hoạt, hiệu quả nhất trong việc thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường. Sự linh hoạt của chính sách giá cả được thể hiện thông qua việc giá cả sản phẩm rất dễ điều chỉnh khi có sự khác biệt trên thị trường đồng thời khi công ty có tiềm lực lớn có thể tăng khả năng cạnh tranh và thâm nhập vào thị trường tốt hơn khi triển khai chiến lược định giá thấp so với đối thủ. Công ty không thể tăng thị phần nếu không có chính sách giá hợp lý. Với những khách hàng mua với số lượng lớn trở lên công ty có thể áp dụng các chính sách về giá cả như: giảm giá, chiết khấu 2-5% khi thanh toán trước hạn…Có các hình thức quảng cáo, báo giá cho khách hàng có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ. Với những khách hàng nhỏ lẻ, công ty có thể áp dụng chương trình khuyến mại giảm giá, tặng quà là các sản phẩm phụ kiện đi theo sản phẩm của công ty.
- Chính sách phân phối:
+ Hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp đang triển khai trên thị trường chưa được hoàn chỉnh, chưa mang lại hiệu quả tốt cho công ty. Hiện tại công ty đang sử dụng kênh phân phối 0 cấp tức là sản phẩm trực tiếp từ người sản xuất giao cho khách hàng. Với kênh phân phối này cũng có ưu điểm là sản phẩm nhanh tới tay khách hàng hơn, phản hồi thông tin từ khách hàng tới doanh nghiệp cũng nhanh và chính xác hơn tuy nhiên cũng có những nhược điểm: sự tiếp xúc với khách hàng tiềm năng bị thu hẹp, sản phẩm của doanh nghiệp ít được khách hàng để ý tới, sự nhận biết sản phẩm của công ty không tốt. Vì những lý do đó công ty nên thiết lập một hệ thống phân phối mới, tìm kiếm thêm các đại lý cho công ty, mở các cửa hàng trưng bày các sản phẩm của công ty từ đó mở rộng tiếp xúc với khách hàng đồng thời giới thiệu sản phẩm của công ty đến với tập khách hàng tiềm năng.
+ Hiện tại công ty có trụ sở chính ở thành phố Hải Phòng, đây cũng là thị trường chính của công ty. Tuy nhiên trong những năm tới, khi thị trường mở rộng hơn thì việc phân phối hàng hóa sẽ gặp nhiều khó khăn,công ty có thể sẽ bỏ qua cơ hội với một số khách hàng mới vì vậy công ty nên mở thêm các chi nhánh ở các tỉnh lân cận nơi mà thị phần của doanh nghiệp còn thấp và cũng là những thị trường tiềm năng mà DN đã xâm nhập vào. Mở rộng chi nhánh sẽ giúp công ty tiếp cận tốt hơn với khách hàng, tìm hiểu rõ nhu cầu của họ và từ đó có những cơ hội kinh doanh mới hoàn thiện hơn nữa chiến