CHẾ ĐỘ LƢƠNG BỒNG CHO THẨM PHÁN PHẢI ĐƢỢC BẢO ĐẢM

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 132)

NHỮNG ĐỀ XUẤT CỤ THỂ ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP XÉT XỬ TẠI VIỆT NAM

3.4. CHẾ ĐỘ LƢƠNG BỒNG CHO THẨM PHÁN PHẢI ĐƢỢC BẢO ĐẢM

BẢO ĐẢM

Ngoài vấn đề nhiệm kỳ có tính chất bền vững và lâu dài, có lẽ không yếu tố nào có thể thuận tiện hơn để duy trì tính độc lập của thẩm phán bằng điều khoản quy định những phương tiện sinh sống của họ. Những bản tính của thẩm phán và chánh án của họ có thể cũng gần giống như của người trong bộ máy hành pháp. Vì họ đều là những người cần phải thực thi pháp luật nên giống như hành pháp, thẩm phán cũng đòi hỏi phải có tính quyết đoán cũng phải dám chịu trách nhiệm. Như chúng ta đã từng biết về bản tính con người, nếu như kiểm soát sự sinh sống của con người, thì tức là đã kiểm soát được ý chí của họ. Chúng ta không thể hy vọng có sự hoàn toàn độc lập giữa lập pháp và tư pháp, khi mà lương của thẩm phán do lập pháp quyết định. Vì vậy, ở Mỹ cũng như nhiều nước khác quy định mức lương của thẩm phán đảm bảo cuộc sống của họ tương đối đầy đủ, không phụ thuộc vào giá trị xuống cấp của đồng tiền. Khi một người đã nắm chắc về cách sinh sông của mình rồi, thì người đó có thể vững tâm để làm tròn nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh việc độc lập tương đối trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thì thẩm phán cũng cần lo cho cuộc sống của gia đình như bao người khác. Với thu nhập thấp cộng với cơ chế xin cho còn phổ biến ở Việt Nam thì sự phụ thuộc cuẩ người dân vào Nhà nước nói chung càng lớn, cũng như sự độc lập của thẩm phán trong xét xử không tránh khỏi ảnh hưởng từ những quyết định liên quan đến cuộc sống của mình.

Về lý thuyết, tiền lương và thu nhập không có ý nghĩa nhiều đối với việc ngăn ngừa các tác động tiêu cực tới tính độc lập của thẩm phán từ phía các đồng nghiệp hay các cơ quan nhà nước. Song, thực tế nó lại có tác dụng đáng kể trong việc phòng ngừa hay gia tăng các nguồn đe doạ tiềm tàng tới tính độc lập của thẩm phán từ phí các đương sự trong vụ án. Theo nghĩa này, mức

thu nhập hợp pháp hiện tại của thẩm phán Việt Nam đang làm cho tình hình chuyển biến theo xu hướng bất lợi cho tính độc lập của họ, không thể bảo vệ cho sự độc lập của thẩm phán trước những cám dỗ bên ngoài. Vì thế, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tăng thu nhập hợp pháp cho thẩm phán trên cơ sở một số nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, nghề nghiệp của thẩm phán là công việc đặc thù, hoàn toàn khác với công chức khác. Thẩm phán là người trực tiếp quyết định cá nhân và chịu trách nhiệm cá nhân đối với các vụ kiện mà ở đó quyết định của thẩm phán có thể làm lợi cho người này hoặc hại cho người kia số tiền rất lớn. Vì thế, lương của thẩm phán không thể đem ra so sánh với thu nhập của các công chức khác trong bộ máy nhà nước, kể cả các công chức cao cấp nhất của bộ máy nhà nước. Việc quán triệt như vậy là cần thiết và phù hợp, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi các thẩm phán đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một chế độ Nhà nước pháp quyền, mà nguyên tắc hiến định này đặt ra yêu cầu trước tiên phải có sự độc lập của toà án.

Thứ hai, thu nhập của thẩm phán ít nhất phải ở mức khá trong mặt bằng thu nhập chung của toàn xã hội. Mức thu nhập đó ít nhất phải đủ trang trải cho các chi tiêu cần thiết cho một gia đình trung bình bốn người, bao gồm cả mức chi tiêu hàng tháng và chi tiêu dài hạn như chỗ ở, học phí.Với số lượng thẩm phán hiện nay trong hệ thống toà án Việt Nam và năng lực của ngân sách Nhà nước, việc đáp ứng yêu cầu này không phải là không khả thi.

Thứ ba, cần phải xác định một nguyên tắc là các thẩm phán chỉ nên có một nguồn thu, đó là tiền lương, và tiền lương đó phải đảm bảo đủ để hỗ trợ gia đình thẩm phán. Các khoản thu nhập khác như tiền ăn trưa … phải bị hạn chế bởi vì nó sẽ chỉ càng làm tăng thêm sự phụ thuộc vào chánh án và các cơ

quan khác. Việc chỉ có một nguồn thu là tiền lương cũng sẽ giúp kiểm soát thu nhập của thẩm phán cho mục đích chống tham nhũng.

Với điều kiện đất nước còn nghèo, dù khó có thể so sánh với nhiều quốc gia, nhưng với mức lương vài triệu đồng hiện nay của các thẩm phán nước ta thì đó không chỉ còn là sự ưu tư của riêng họ nữa. Xã hội cần đầu tư cho họ bởi đó là sự đầu tư công khai và minh bạch cho việc duy trì nền công lý thay vì những “đầu tư ngầm” bởi đương sự cho một số cá nhân thẩm phán hiện nay.

Tóm lại, để thu hút được những người giỏi trở thành thẩm phán, để thẩm phán chuyên tâm vào công việc, hạn chế tham nhũng, để đảm bảo được tính độc lập của thẩm phán, vấn đề đảm bảo cuộc sống của họ là một trong những điều kiện thiết yếu cần được quan tâm.

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 132)