NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP CỦA TOÀ ÁN Ở VIỆT NAM
2.2.2.4. Tính độc lập của cá nhân thẩm phán
a. Vấn đề bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, đề bạt, chuyển công tác và con đường sự nghiệp của thẩm phán
Trước hết là vấn đề bổ nhiệm và tái bổ nhiệm. Ở Việt Nam tồn tại hai hình thức để đưa một người vào chức vụ thẩm phán, đó là bổ nhiệm và tái bổ nhiệm. Bổ nhiệm áp dụng cho lần đầu tiên và tái bổ nhiệm áp dụng khi nhiệm kỳ kết thúc. Về mặt nội dung, bổ nhiệm và tái bổ nhiệm không có gì khác nhau bởi lẽ nó đều mang tính quyết định tới việc một người có được hoặc có còn là thẩm phán hay không. Về mặt thủ tục, bổ nhiệm và tái bổ nhiệm cũng gần như hoàn toàn giống nhau.
Đối với thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao, để được Chủ tịch nước bổ nhiệm thì pháp luật quy định thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao phải được sự đề cử của một hội đồng tuyển chọn thẩm phán toà án tối cao và toà án quân sự trung ương (hội đồng tuyển chọn thẩm phán trung ương). Như tên gọi của nó thì hội đồng này không những đề cử chức danh thẩm phán toà án tối cao mà còn đề cử thẩm phán toà án quân sự trung ương. Chánh án Toà án nhân dân Tối cao là thành viên đương nhiên và đồng thời là chủ tịch hội đồng. Các thành viên khác bao gồm đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia Việt Nam. Từ mỗi cơ quan trên có một đại diện. Những thành viên của hội đồng làm nhiệm vụ cho đến khi các tổ chức cử người thay thế họ. Chánh án Toà án nhân dân Tối cao là đại diện duy nhất từ đội ngũ thẩm phán và cũng đồng thời là người đứng đầu ngành toà án. Chánh án thông thạo pháp luật và nắm rõ hoạt động của toà án. Vì thế, các thành viên khác của hội đồng thường nghe theo ý kiến của chánh án. Hơn nữa, chánh án cũng là người duy nhất trong hội đồng có quyền đề cử, ứng cử viên thẩm phán để hội đồng tuyển chọn. Như vậy, rõ ràng là chánh án Toà án nhân dân Tối cao có ảnh hưởng rất lớn trong hội đồng tuyển chọn thẩm phán trung ương. Ý kiến của chánh án có tính quyết định đối với việc một người nào đó được bổ nhiệm hay tái bổ nhiệm làm thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao. Do đó, chánh án có ảnh hưởng rất lớn đối với những thẩm phán tỉnh muốn được chọn làm thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao và đặc biệt là các thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao. Khả năng ảnh hưởng này rõ ràng là nguy hại cho tính độc lập của các thẩm phán toà án tỉnh và Toà án nhân dân Tối cao đó.
Đối với thẩm phán toà án nhân dân địa phương, để được bổ nhiệm làm thẩm phán, trước tiên được đề cử bởi các hội đồng tuyển chọn thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện (gọi tắt là hội đồng tuyển
chọn thẩm phán toà án địa phương). Mỗi tỉnh có một hội đồng được thành lập ở cấp tỉnh và cũng bao gồm năm thành viên do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm chủ tịch. Các thành viên còn lại bao gồm: Chánh án toà án nhân dân tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban tổ chức chính quyền (nay là Sở nội vụ), Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh, Ban chấp hành Hội luật gia tỉnh. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Chánh án toà án tỉnh là thành viên đương nhiên và cũng là thư ký hội đồng. Mặc dù chủ tịch hội đồng không phải là thẩm phán nhưng cơ cấu thành viên của hội đồng tuyển chọn thẩm phán toà án địa phương gần như giống hoàn toàn với hội đồng tuyển chọn ở trung ương. Trong tất cả các thành viên cũng chỉ có một người là thẩm phán, đồng thời cũng chính là cấp trên của những thẩm phán đang trong diện xem xét. Các thành viên khác đều không quen thuộc với hoạt động của toà án. Các tiêu chuẩn lựa chọn đều không rõ ràng và không quá đề cao năng lực. Thành viên là chánh án có độc quyền giới thiệu ứng cử viên để hội đồng xem xét. Trong bối cảnh đó, vai trò của chánh án toà án nhân dân tỉnh cũng quan trọng tương tự như chánh án Toà án nhân dân Tối cao trong quá trình tuyển chọn thẩm phán. Vai trò này cho phép chánh án có thể can thiệp một cách dễ dàng vào công tác xét xử của các thẩm phán đồng nghiệp trong cùng toà án cũng như các thẩm phán của toà án cấp dưới.
Về tiêu chuẩn tái bổ nhiệm thẩm phán, hiện tại ở Việt Nam không có tiêu chuẩn thành văn nào cho việc đánh giá, phân loại thẩm phán, đặc biệt để phục vụ cho công tác tái bổ nhiệm. Trên thực tế, cơ sở quan trọng nhất để phục vụ tái bổ nhiệm đó là số lượng án bị hủy và án oan sai bị sửa. Thẩm phán sẽ không được tái bổ nhiệm, tức là trên thực tế bị cách chức nếu số bản án như vậy chiếm nhiều hơn 1,15% tổng số vụ việc mà mình thụ lý trong nhiệm kỳ. Các căn cứ tái bổ nhiệm khác là tiêu chuẩn rất chung chung và cảm tính như: không đảm bảo chất lượng xét xử hay tiêu chuẩn đạo đức hoàn toàn
mang tính chủ quan như có đơn thư khiếu nại tố cáo cần làm rõ. Những trường hợp này chiếm gấp nhiều lần những trường hợp do xử oan.
Do các tiêu chuẩn đánh giá quá chung chung nên việc tái bổ nhiệm thẩm phán của Việt Nam trên thực tế phụ thuộc vào những đánh giá mang tính chủ quan của các hội đồng tuyển chọn thẩm phán, nơi mà các chánh án của Tòa án nhân dân Tối cao và các tòa án nhân dân tỉnh có ảnh hưởng hoàn toàn. Những tiêu chuẩn chung chung, trên thực tế càng làm cho vai trò của các vị chánh án này cao hơn nữa và có ảnh hưởng nhiều hơn nữa trong các quy trình tái bổ nhiệm thẩm phán của họ.
Những phân tích trên cho thấy việc bổ nhiệm và tái bổ nhiệm của các thẩm phán Việt Nam trên thực tế hoàn toàn bị kiểm soát bởi các chánh án cấp trên của họ. Với chế dộ tái bổ nhiệm hiện tại khi một thẩm phán tự động mất tư cách thẩm phán của mình cho đến khi được tái bổ nhiệm thì rõ ràng là sự nghiệp của thẩm phán hoàn toàn phụ thuộc vào chánh án của mình. Điều này chắc chắn là mối đe dọa lớn đối với sự độc lập của thẩm phán Việt Nam. Một giải pháp khả dĩ để giải quyết vấn đề này trong bối cảnh của Việt Nam phải dung nạp được ba yếu tố:
- Các hội đồng tuyển chọn thẩm phán phải được mở rộng về thành phần. Thành phần mở rộng phải đảm bảo hai tiêu chuẩn: Thứ nhất, nó phải phản ánh được ý kiến của giới thẩm phán; thứ hai, các cơ quan đại diện và các tổ chức nghề nghiệp phải có khả năng giám sát và có tiếng nói trong việc tuyển chọn. Theo đó, cần phải có thêm đại diện từ đội ngũ thẩm phán để thành phần đại diện cho họ chiếm đa số trong hội đồng. Sự hiện diện của các cơ quan hành chính trong hội đồng là không cần thiết bởi vì việc tuyển chọn chỉ dựa chủ yếu vào năng lực của thẩm phán.
- Quy trình tái bổ nhiệm cần phải được thay thế bởi quy trình bỏ phiếu tín nhiệm. Câu hỏi được đặt ra là liệu có nên loại thẩm phán ra khỏi vị trí hiện
tại hay không thay vì là liệu có nên bổ nhiệm thẩm phán một lần nữa hay không? Chỉ khi nào quy trình này được áp dụng thì sự ảnh hưởng của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và các chánh án tòa án tỉnh mới được duy trì ở mức độ hợp lý để không quá ảnh hưởng tới tính độc lập của các thẩm phán của họ.
- Các tiêu chuẩn để xem xét không bổ nhiệm lại cần phải được quy định rõ ràng trong văn bản luật. Chỉ có những tiêu chuẩn rõ ràng mới có thể giảm thiểu được những đánh giá chủ quan của các thành viên hội đồng tuyển chọn, qua đó cũng giảm được những ảnh hưởng không tốt của họ tới các thẩm phán.
Về con đường sự nghiệp, đề bạt và chuyển công tác của thẩm phán, hầu hết các thẩm phán trong hệ thống tòa án Việt Nam hiện nay đều bắt đầu sự nghiệp bằng việc vào học một trường đại học luật. Sau khi có bằng cử nhân, họ có thể được tuyển dụng vào làm ở tòa án hoặc làm việc trong lĩnh vực pháp lý, bao gồm các nghề như giáo viên luật, luật sư hành nghề, chuyên gia pháp lý cho các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp. Phần lớn những công việc này được tính vào điều kiện thâm niên để bổ nhiệm thẩm phán sau này.
Trong thực tiễn, con đường phổ biến nhất để được đề bạt thẩm phán là bắt đầu làm việc ở một tòa án với vai trò thư ký tòa án. Về nguyên tắc, sau năm năm làm việc thì thư ký có đủ tiêu chuẩn thâm niên để được bổ nhiệm thẩm phán cấp huyện và sau đó có thể theo con đường sự nghiệp của thẩm phán. Con đường này khá phức tạp. Về cơ bản, có hai loại đề bạt đối với một thẩm phán Việt Nam. Thẩm phán có thể được đề bạt làm thẩm phán của một tòa án cao hơn, hoặc được đề bạt vào một chức vụ mang tính quản lý cao hơn trong tòa án của mình.
Cách thức thăng tiến thứ nhất thường diễn ra vào cuối nhiệm kỳ thẩm phán. Nếu thẩm phán có năng lực và vẫn còn biên chế ở tòa án cấp trên thì có thể sẽ được bổ nhiệm làm thẩm phán tòa án cấp trên, thường là tòa trên một
cấp. Bởi vì sự đề bạt này sẽ làm thay đổi cấp bậc của thẩm phán nên quy trình áp dụng ở đây thực tế là quy trình bổ nhiệm giống như bổ nhiệm thẩm phán lần đầu tiên. Quy trình này, như đã phân tích, hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của các chánh án tương ứng.
Cách thức thăng tiến thứ hai có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong sự nghiệp của thẩm phán. Quá trình này diễn ra theo một cách thức mang đậm chất hành chính. Về lý thuyết thì không có sự ngăn cản thẩm phán tòa án này được bổ nhiệm vào chức vụ quản lý của tòa án khác nhưng trên thực tế thì các thẩm phán thường được đề bạt trong phạm vi tòa án mình. Theo cách này, thẩm phán có thể được thăng chức làm chánh án hoặc phó chánh án của tòa án mà mình đang công tác, hoặc cũng có thể được thăng chức làm chánh tòa, phó chánh tòa của một trong số các tòa chuyên trách của tòa mình đang công tác.
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao do Quốc hội bầu nên thường ít khi có những ảnh hưởng mang tính cá nhân vào quá trình bầu. Chức vụ phó chánh án Tòa án nhân dân Tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo đề nghị của chánh án Tòa án nhân dân Tối cao. Việc bổ nhiệm vào chức vụ chánh án và phó chánh án tòa án nhân dân địa phương hoàn toàn do Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao quyết định. Không có các quy trình cụ thể được quy định bởi pháp luật và vì thế nên chánh án là người có toàn quyền quyết định đối với những trường hợp bổ nhiệm này.
Việc đề bạt vào các chức vụ đứng đầu các tòa chuyên trách trong một tòa do chánh án của tòa tỉnh hoặc Tòa án nhân dân Tối cao nơi có tòa chuyên trách thực hiện. Theo quy định của pháp luật thì việc đề bạt này đơn thuần mang tính chất hành chính. Chính vì thế nên chánh án của tòa đó có toàn quyền thực hiện việc bổ nhiệm.
Con đường sự nghiệp của các thẩm phán tiếp tục cho thấy vai trò quyết định của chánh án tòa án tỉnh và Tòa án nhân dân Tối cao. Việc đề bạt vào
chức vụ chánh án tòa án địa phương nói chung không ảnh hưởng quá nhiều tới tính độc lập của thẩm phán, bởi lẽ chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm việc tại Tòa án nhân dân Tối cao và ít có điều kiện can thiệp vào hoạt động hàng ngày của các chánh án địa phương. Trái lại, việc đề bạt vào chức vụ chánh tòa và phó chánh tòa của các tòa chuyên trách có nhiều mối đe dọa tiềm tiềm tàng tới tính độc lập của thẩm phán. Những chức vụ này đem lại uy tín nhiều hơn và mức độ ảnh hưởng cao hơn trong tòa án cũng như các cơ hội để đề bạt tiếp theo và mức thu nhập cao hơn. Việc bổ nhiệm lại được tiến hành chủ yếu theo cách thức hoàn toàn hành chính bởi chánh án. Vì vậy, cơ chế này chứa đựng nhiều nguy hiểm cho tính độc lập của thẩm phán tòa án tỉnh và Tòa án nhân dân Tối cao.
b. Cơ chế giám sát và kỷ luật thẩm phán
Các thẩm phán được đặt dưới sự giám sát của cấp trên trực tiếp của mình, thường là chánh án tòa án. Tại tòa Tối cao và các tòa tỉnh thì thẩm phán còn phải chịu sự giám sát của chánh tòa chuyên trách nơi mình làm việc. Những thẩm phán cấp trên này sẽ theo dõi các vụ việc mà thẩm phán của họ xử. Họ cũng tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại đối với thẩm phán. Pháp luật không quy định rõ về phạm vi giám sát của thẩm phán cấp trên đối với các thẩm phán trong tòa của mình. Trên thực tế, nếu không có vấn đề gì có thể dẫn đến việc kỷ luật thẩm phán trong suốt nhiệm kỳ thì quá trình giám sát sẽ chỉ thể hiện rõ ở cuối nhiệm kỳ khi thẩm phán cấp trên nhận xét vào hồ sơ để quyết định việc tái bổ nhiệm thẩm phán.
Có thể thấy, việc giám sát đối với thẩm phán không thể hiện rõ trong hoạt động hàng ngày của họ. Thẩm quyền giám sát trên thực tế không cho phép thẩm phán cấp trên can thiệp vào các vụ việc đang được thẩm phán thụ lý. Vì thế nên cơ chế giám sát thẩm phán hiện tại không cho thấy có sự đe dọa nguy hiểm nào tới tính độc lập của thẩm phán.
Khác với cơ chế giám sát, cơ chế kỷ luật có thể dẫn đến tình hình trái ngược. Hiện nay, có hai chế độ kỷ luật cùng được áp dụng bởi tính chất nghề nghiệp của thẩm phán, đó là chế độ kỷ luật nghề nghiệp và chế độ kỷ luật công chức. Các biện pháp kỷ luật của hai chế độ này được áp dụng trong những quy trình khác nhau với những điều kiện khác nhau và theo quy định của những nguồn pháp luật khác nhau.
Về chế độ kỷ luật nghề nghiệp, đây là chế độ kỷ luật nhằm vào chức danh của thẩm phán, mục đích của nó là bảo đảm sự xứng đáng với chức danh này. Trong trường hợp một thẩm phán không còn xứng đáng với chức danh của mình, thẩm phán đó phải bị tước chức vụ, hình thức kỷ luật duy nhất là cách chức, người có thẩm quyền kỷ luật chính là người có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm thẩm phán, tức là chánh án Tòa án nhân dân Tối cao hoặc Chủ tịch nước. Thủ tục áp dụng cũng giống với thủ tục khi thẩm phán được bổ nhiệm. Có nhiều trường hợp khác nhau có thể dẫn đến áp dụng hình thức kỷ luật. Một số trường hợp quy định khá cụ thể, một số khác lại rất chung chung. Ví dụ, thẩm phán có thể bị cách chức nếu vi phạm quy tắc nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức hoặc có vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, pháp luật không quy định những trường hợp cụ thể của “vi phạm về phẩm chất đạo đức” hay “các quy tắc nghề nghiệp”. Ở Việt Nam hiện nay chưa có bộ quy tắc đạo đức hay quy tắc ứng xử nghề nghiệp cho thẩm phán.Vì thế, không có các căn cứ cụ thể để áp dụng hình thức kỷ luật nghề nghiệp này. Trong điều kiện