Toà án độc lậ pở vƣơng quốc Anh

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 52 - 56)

Hiện nay, cấu trúc của hệ thống toà án Vương quốc Anh bao gồm các toà án sau đây:

Toà án cấp sơ thẩm: Toà án vi cảnh (Magistrate Court), đây là toà án cấp thấp nhất trong hệ thống xét xử. Tuyệt đại đa số các vụ án hình sự ở Anh được khởi đầu và kết thúc ở các toà án vi cảnh. Việc xét xử tại các toà án vi

cảnh không có sự tham gia của bồi thẩm đoàn và mỗi vụ thường có hai hoặc ba thẩm phán hoà bình cùng tham gia xét xử.

Toà án cấp sơ thẩm: Toà án Hoàng gia. Đây là toà án cấp trên của toà án vi cảnh, được thành lập theo luật về toà án năm 1971. Đây là cấp toà án đầu tiên xét xử có sự tham gia của bồi thẩm đoàn. Toà án Hoàng gia xét xử cả sơ thẩm và phúc thẩm và xét xử tại bất cứ địa phương nào của Anh và Wales và thường do một thẩm phán khu vực xét xử. Đôi khi thẩm phán cũng có thể được tuyển chọn trong số các luật sư bào chữa đã có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hành nghề và chấp nhận làm việc kiêm nhiệm cho Toà án Hoàng gia.

Toà án cấp phúc thẩm: Toà án phúc thẩm: Là toà án xét xử phúc thẩm các vụ án đã xét xử một trong hai cấp sơ thẩm nhưng bị cáo vẫn kháng cáo. Công tố viên không có quyền kháng nghị các quyết định vô tội. Toà án phúc thẩm thường xét xử không có sự tham gia của bồi thẩm đoàn và thường bằng cách đọc lại hồ sơ và các chứng cứ đã được trình bày tại toà án cấp sơ thẩm. Việc xét xử thường do Hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán của phân toà Hoàng gia và có thể có một hoặc hai thành viên tư pháp của Thượng nghị viện cùng tham gia.

Toà án cấp phúc thẩm: Toà án tối cao (House of Lords) - là cấp xét xử cao nhất (trừ những vụ án hình sự của Scotland) - nhưng việc xét xử tại toà án này rất hạn chế. Tại bất kỳ thời điểm nào cũng có từ 9 đến 12 thẩm phán do Nữ hoàng bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng là người Chánh án tư vấn về vấn đề này. Mỗi vụ án do Hội đồng gồm ít nhất 3 thẩm phán xét xử nhưng thực tế thường là 5 thẩm phán.

Một điều đặc thù của nước Anh là Thượng Nghị viện là cấp xét xử cuối cùng. Tuy nhiên không phải toàn Viện xét xử mà chỉ riêng có các thẩm phán quý tộc xét xử thay Viện. Từ năm 1948, một Uỷ ban phúc thẩm thuộc Thượng Nghị viện được thành lập để đảm nhiệm chức năng này. Từ năm 2009, chức

năng tư pháp của Thượng Nghị viện được chuyển sang cho Toà án tối cao mới được thành lập và có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với hầu hết các vụ án dân sự và hình sự ở Vương quốc Anh.

Dưới góc độ chính thể có thể nhận thấy tính chất mềm dẻo của việc áp dụng nguyên tắc phân quyền trong chính thể quân chủ đại nghị của Anh. Do ảnh hưởng những tàn dư của chế độ quân chủ phong kiến, quyền tư pháp ở Anh vẫn không thể độc lập hoàn toàn với hành pháp mà cụ thể là các thế lực vương triều. Điều này thể hiện ở chỗ quyền bổ nhiệm các thẩm phán thuộc về hành pháp. Chính điều này đã làm cho tư pháp còn lệ thuộc ở mức độ nhất định đối với hành pháp. Điều đáng nói hơn là cơ quan lập pháp vẫn có phần của mình đối với quyền tư pháp. Quyền tư pháp từ năm 2009 trở về trước không hoàn toàn thuộc về toà án mà còn thuộc về cơ quan lập pháp là Thượng Nghị viện. Chính quyết định của Thượng Nghị viện chứ không phải quyết định của toà án là quyết định cuối cùng. Việc không phải là toàn Viện xét xử mà chỉ riêng có các thẩm phán quý tộc xét xử thay Viện cho thấy quyền tư pháp vẫn còn bị ảnh hưởng bởi các thế lực tiêu biểu cho chế độ phong kiến trước đây. Điều này là do sự đè nặng của chế độ phong kiến lên chính thể Anh. Đây chính là những đặc thù của quyền tư pháp Anh trong chính thể quân chủ đại nghị ở Anh quốc.

Nói đến sự độc lập của toà án ở Anh không thể không nói đến tính độc lập của các thẩm phán như là một nét đặc thù. Dường như người ta không bao giờ chỉ trích các thẩm phán Anh thiên vị, ăn hối lộ hay chịu ảnh hưởng chính trị. Chúng ta biết, một số nthẩm phán ở Anh được bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng phụ trách tư pháp, một số thẩm phán khác do Thủ tướng bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Bộ trưởng phụ trách tư pháp. Các thẩm phán được bổ nhiệm là những người thông thạo pháp luật, các luật sư đã có kinh nghiệm tại các toà án. Trước khi được bổ nhiệm, đương sự phải là luật sư

trong thời hạn 7 năm. Trước khi hành nghề luật sư, đương sự phải trình diện trước một trong bốn Đoàn luật sư là những nghiệp đoàn tư nhân không chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Nghiệp đoàn đó chỉ công nhận đương sự nào có học thức, có hạnh kiểm tốt để bảo vệ tinh thần độc lập mà các nghiệp đoàn đã xây dựng. Nghiệp đoàn sẽ trừng phạt luật sư nào chịu áp lực chính trị hay công luận. Tuy nhiên các vị thẩm phán vì không được sử dụng sự kiểm soát tư pháp nghĩa là huỷ bỏ các đạo luật, nên không chịu các loại áp lực mà các vị thẩm phán thường bị ảnh hưởng.

Về việc tham gia xét xử, pháp luật Anh cho phép thẩm phán được hoạt động tích cực hơn nhiều so với thẩm phán của Mỹ trong phòng xử án. Theo truyền thống của Anh, thẩm phán thường xét hỏi các nhân chứng và đóng vai trò tích cực trong các hoạt động tố tụng. Khi kết luận về lời buộc tội và lời bào chữa, thẩm phán có thể đưa ra kết luận hay định hướng cho bồi thẩm đoàn. Những ý kiến này có thể bao gồm cả ý kiến của thẩm phán về tính chân thực của người làm chứng hay thể hiện quan điểm cá nhân của người thẩm phán đối với vụ án. Bản thân các thẩm phán cần rất cẩn trọng trong việc sử dụng cơ hội gây ảnh hưởng tới bồi thẩm đoàn thông qua những kết luận, bởi vì bị can có thể kháng cáo với lý do thẩm phán đã đi quá xa trong việc định hướng quyết định của bồi thẩm đoàn. Tại Mỹ, ảnh hưởng này phần nào bị loại bỏ vì quy định chỉ cho phép thẩm phán kết luận về vấn đề pháp luật chứ không phải kết luận về các sự việc của vụ án. Thực ra, dù có điều kiện gây ảnh hưởng tới bồi thẩm đoàn nhưng các thẩm phán Anh rất ít khi lạm dụng điều kiện này Dù rằng thẩm phán chuyên nghiệp là người có vai trò liên quan trực tiếp đến vụ án nhưng ở Anh chính bồi thẩm đoàn mới là người quyết định vấn đề tình tiết trong vụ án. Hơn nữa, các thẩm phán ở Anh cũng tham gia xét xử với tư cách thẩm phán hoà giải và với tư cách đó, họ còn tham gia tích cực hơn vào quá trình xét xử.

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 52 - 56)