Toà án độc lậ pở Pháp

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 56 - 73)

Trước hết, cần hiểu về cấu trúc hệ thồng toà án ở Pháp. Khác với hệ thống toà án ở các nước, hệ thống toà án hiện đại của Pháp được cấu thành bởi hai tiểu hệ thống toà án tách biệt với nhau: Tiểu hệ thống Toà án thường (Ordre Judiciaire) và Tiểu hệ thống Toà án hành chính (Ordre Administratif). Hai tiểu hệ thống này có những lĩnh vực thẩm quyền hoàn toàn khác nhau. Tiểu hệ thống Toà án Hành chính chỉ giải quyết các tranh chấp hành chính, trong khi đó, tiểu hệ thống toà án thường chỉ chuyên xét xử các vụ việc thông thường, nghĩa là các vụ dân sự, hình sự và các vụ mang bản chất dân sự khác như thương mại hoặc lao động. Thẩm phán thuộc tiểu hệ thống này không được thụ lý các vụ việc thuộc thẩm quyền của tiểu hệ thống kia. Đây là điểm khác với hệ thống toà án của Mỹ. Đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống toà án hai nhánh của Pháp là ở chỗ hai tiểu hệ thống toà án có tư cách hiến pháp và pháp lý hoàn toàn khác nhau. Hiến pháp chỉ điều chỉnh hệ thống toà án thường, còn tiểu hệ thống toà án hành chính hoàn toàn không được đề cập đến trong Hiến pháp như là một bộ phận của thẩm quyền xét xử, trái lại, nó là một bộ phận thuộc nhánh hành pháp. Khi đề cập tới tính độc lập của toà án thì sự khác biệt trong tư cách của hai tiểu hệ thống này đóng vai trò rất quan trọng.

Cơ cấu của tiểu hệ thống toà án thường bao gồm:

Các toà án cấp sơ thẩm (gồm: Toà án sơ thẩm có thẩm quyền chung - The tribunal de Grande Instance - TIG; Cour d’Assises; Toà án sơ thẩm có thẩm quyền hạn chế - the tribunal d’instance; các toà án chuyên trách như: Toà án thương mại (tribunal de commerce), toà án bảo hiểm xã hội (Tribunal des Affaire de Sécurité Social) và Conseil de Prud’hommes, Tribunaux Paritaires des Baux Ruraux - tạm dịch là “Toà án nông nghiệp”);

Các toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm (gồm: Các toà án phúc thẩm - Cours d’Appel; Toà phá án - Cour de Cassation).

Tiểu hệ thống toà án hành chính (Ordre Administratif) gồm: Toà án Hành chính (tribunal administratif), Toà án hành chính phúc thẩm (Cour Administratif d’Appel) và Hội đồng nhà nước (Conseil d’Etat)

Sự tồn tại của hai tiểu hệ thống toà án Pháp cũng là lý do sự ra đời của một toà án đặc biệt trong hệ thống này, đó là Toà án tranh chấp(The tribunal des Conflits). Toà án này được đặt giữa hai tiểu hệ thống toà án và có chức năng xét xử những trường hợp có mâu thuẫn về thẩm quyền giữa hai hệ thống. Sự hiện diện của toà án này cũng có tác động tới tính độc lập của toà án.

Ngoài ra, Pháp cũng như các Châu Âu, không dành cho hệ thống toà án thường thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp như ở Hoa Kỳ, mà thành lập ra một cơ quan chuyên biệt để thực hiện quyền bảo hiến. Hiến pháp hiện hành của Pháp đã thiết lập Hội đồng bảo hiến. Việc xác định tính chất của Hội đồng bảo hiến rất phức tạp. Trong khoa học, có hai quan điểm: Có ý kiến cho rằng đó là một cơ quan bán tư pháp vì thủ tục tố tụng của nó thiếu tính tranh tụng và tính công khai, nhưng trong các công trình nghiên cứu của mình, họ lại đặt nó cùng loại với Toà án hiến pháp. Các nhà khoa học khác không phân biệt sự khác nhau giữa Hội đồng bảo hiến và Toà án hiến pháp.

Chính thể của Pháp là chính thể cộng hoà lưỡng tính: Vừa mang đặc điểm của chính thể cộng hoà tổng thống, vừa mang đặc điểm của chính thể cộng hoà đại nghị. Điều này được nói đến nhiều trong mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp. Tuy nhiên tính chất lưỡng tính của chính thể này biểu hiện trong quan hệ giữa tư pháp, lập pháp và hành pháp thì chưa được nói tới. Từ góc độ chính thể có thể thấy, quyền tư pháp trong chính thể cộng hoà lưỡng tínhcủa Pháp vừa có đặc điểm của chính thể cộng hoà tổng thống, vừa có đặc điểm của chính thể cộng hoà đại nghị. Chính thể của Pháp áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách mềm dẻo, nên quyền tư pháp ở Pháp không được độc lập tuyệt đối như trong chính thể cộng hoà tổng thốngcủa Mỹ. Điều

này thể hiện trong quan hệ của tư pháp với lập pháp, hành pháp. Đây là đặc điểm của chính thể cộng hoà đại nghị. Sự hiện diện của hệ thống toà án hành chính cho thấy tư pháp vẫn chưa độc lập hoàn toàn với hành pháp. Một mặt, nó can thiệp vào hoạt động của hành pháp, mặt khác, nó cũng chịu sự tác động từ phía hành pháp.

Khác với Mỹ, khái niệm tính độc lập của toà án ở Pháp không ra đời cùng với sự thành công của cuộc cách mạng tư sản 1789. Vấn đề tính độc lập của toà án không được nhắc tới trong các bản hiến pháp mãi cho tới Hiến pháp 1946 (đã hết hiệu lực) thành lập nền cộng hoà đệ tứ, và sau đó được nhắc lại trong Hiến pháp 1958 (Hiến pháp hiện hành) thành lập nền cộng hoà đệ ngũ. Tuy nhiên, do di sản mất lòng tin đối với toà án và do lịch sử lập hiến nhiều thăng trầm của Pháp nên sự bảo đảm hiến định đối với tính độc lập của tòa án có những đặc điểm nhất định khác với Đức, Mỹ hay Việt Nam.

Trong Hiến pháp 1958, tính độc lập của toà án được đề cập đến ở Điều 64 như sau: Tổng thống nền cộng hoà sẽ là người bảo đảm cho sự độc lập của tiểu hệ thống toà án thường; Tổng thống được trợ giúp bởi Hội động Toà án tối cao; các thẩm phán không thể bị sa thải.

Như vậy,tính độc lập của toà án không được Hiến pháp đề cập đến như một hiến định độc lập. Tính độc lập của toà án được gắn vào mối quan hệ giữa Tổng thống và toà án, trong đó Tổng thống, người đứng đầu hành pháp lại chính là người bảo vệ cho tính độc lập của toà án. Hơn nữa, Hiến pháp không công nhận hệ thống toà án là một nhánh quyền lực độc lập và đầy đủ trong bộ máy nhà nước Pháp. Cơ quan phụ trách quyền tư pháp của Pháp thường được gọi là “ hệ thống thẩm quyền tư pháp” hay “tiểu hệ thống toà án thường” (l’autorité judiciaire) chứ không phải là ngành tư pháp (the judiciary). Vì vậy, hệ thống tư pháp của Pháp chưa bao giờ có được địa vị độc lập với tư cách là một thiết chế, bởi vì sự độc lập về thiết chế của nó, nếu có ở một mức

độ nào đó, thì luôn lệ thuộc vào hệ thống hành pháp mà Tổng thống là người đứng đầu đồng thời được hiến định là người bảo đảm cho tính độc lập đó.

Tính độc lập thiết chế của hệ thống toà án Pháp được xem xét trong mối quan hệ giữa nó với Nghị viện và Chính phủ. Có thể khẳng định rằng, các đặc điểm có ảnh hưởng lớn nhất tới tính độc lập thiết chế của Toà án Pháp là sự mất lòng tin vào toà án thời kỳ hậu cách mạng và sự thiếu vắng các quy phạm hiến pháp về tổ chức toà án.

Trước hết là mối quan hệ với Nghị viện Pháp. Sau cuộc cách mạng 1789, mối quan hệ giữa hệ thống toà án và Nghị viện Pháp mang đặc điểm là sự lệ thuộc lớn của hệ thông toà án vào nghị viện. Sự lệ thuộc này được thể hiện ở một số khía cạnh:

Thứ nhất, khác với Nghị viện và Chính phủ, các vấn đề về tổ chức của hệ thống toà án Pháp không được quy định cụ thể trong bất kỳ bản hiến pháp nào, kể cả Hiến pháp 1958 hiện hành. Vì thế, hệ thống này hoàn toàn lệ thuộc vào cơ quan lập pháp về mặt tổ chức và chức năng hoạt động. Trên thực tế, luật do Nghị viện ban hành bao trùm lên tất cả các vấn đề liên quan tới tổ chức và hoạt động cuả hệ thống toà án Pháp như: địa vị thẩm phán, việc lựa chọn và đề bạt, cơ cấu tổ chức của tiểu hệ thống toà án thường và toà án các cấp, của tiểu hệ thống toà án hành chính và toà án hành chính các cấp…

Thứ hai, các toà án ở Pháp không có quyền tư pháp giám sát đối với các đạo luật của cơ quan lập pháp như ở Mỹ. Hội đồng hiến pháp chỉ đơn thuần là một thiết chế phi lập pháp có một phạm vi quyền tư pháp giám sát nào đó mà thôi. Song Hội đồng này cũng chỉ có thể thực thi quyền đó trước khi một đạo luật được Tổng thống công bố. Khi đạo luật được công bố rồi thì nó chính thức trở thành luật và không ai có thể cản trở hiệu lực của nó, kể cả khi nó vi hến, ngoại trừ chính bản thân Nghị viện. Ở khía cạnh khác, Hội đồng hiến pháp cũng không thể so sánh với Toà án hiến pháp liên bang của Đức. Bên

cạnh quyền tư pháp giám sát không đầy đủ, nó hoàn toàn không hoạt động như một toà án thực thụ, bởi vì, nó không được coi là một bộ phận của hệ thống toà án Pháp. Tóm lại, ở Pháp không có quyền tư pháp giám sát thực thụ dưới bất kỳ hình thức nào. Hệ quả của điều này là làm cho ý chí của cơ quan lập pháp trở nên có vị trí hoàn toàn thượng tôn đối với toà án, cơ quan chỉ được giao quyền áp dụng pháp luật mà thôi.

Thứ ba, một nguyên tắc lâu đời ở Pháp là các toà án thường bị cấm, không được cản trở hoặc đình chỉ việc áp dụng các đạo luật, có nghĩa là, các thẩm phán thường, những người có chức năng áp dụng pháp luật, bắt buộc phải thực hiện chức năng đó ngay cả khi họ cho rằng pháp luật mà họ phải áp dụng là không hợp pháp. Các toà án Pháp cũng không có quyền tuyên bố thẳng thừng rằng đạo luật hoặc điều khoản luật đó là vô hiệu. Bộ luật dân sự Napoleon nổi tiếng được ban hành năm 1803 đã nới rộng đáng kể quy tắc này. Các toà án (thẩm phán) ở Pháp có nghĩa vụ tuyệt đối tuân thủ ý chí của cơ quan lập pháp và không thể giải thích theo ý mình muốn. Nếu họ cảm thấy không chắc chắn về một điều khoản nào đó thì họ phải chuyển điều khoản đó lên Nghị viện để cơ qun này giải thích.

Từ những phân tích trên cho thấy được bản chất của mối quan hệ giữa Nghị viện và tư pháp ở Pháp. Đó là sự lệ thuộc một chiều và hoàn toàn của toà án đối với Nghị viện cả trên khía cạnh tổ chức và chức năng hoạt động. Tuy nhiên, chính sự thiếu vắng quyền tư pháp giám sát cũng như nghĩa vụ tuyệt đối phải áp dụng pháp luật lại có vai trò ngăn cản các tình huống mà các toà án Pháp có thể rơi vào mâu thuẫn với nghị viện. Vì thế nên có thể thấy là khó có trường hợp nào mà Nghị viện Pháp lại muốn thông qua quyền lực của mình gây ảnh hưởng tới các toà án Phápở mức độ có thể gây hại tới tính độc lập của toà án.

Về quan hệ giữa toà án với Chính phủ Pháp, khác với Nghị viện, Chính phủ không có được địa vị tối cao tuyệt đối trong mối quan hệ với toà án.

Trước cách mạng 1789, mối quan hệ giữa Chính phủ và toà án có đặc điểm là các Parlements - tức là các cơ quan xét xử của Pháp thời bấy giờ - thực hiện các đặc quyền của mình theo hướng bất lợi cho nhà vua và Chính phủ của ông ta.

Sau cách mạng, Chính phủ mới ở Pháp - những người rất sợ hãi quyền lực tư pháp không được hạn chế của thời kỳ trước cách mạng - đã quyết định xây dựng các toà án tư pháp mới theo cách thức ngăn cản không cho tình trạng trên xảy ra. Lần này, kết quả thành quá bất lợi cho toà án. Với việc áp dụng nguyên tắc độc lập của Chính phủ đối với toà án, không chỉ toà án mất đi quyền hạn đối với Chính phủ mà ngược lại, họ bị lệ thuộc rất lớn vào Chính phủ. Mức độ của sự lệ thuộc đã giảm đi nhiều qua thời gian, song nó vẫn còn nhận biết rõ với cả hai tiểu hệ thống toà án Pháp.

Đối với tiểu hệ thống toà án thường, trước hết thể hiện mối quan hệ giữa các toà án thường và Chính phủ nói chung. Theo Hiến pháp 1958 hiện hành, một mặt nó công nhận tính độc lập của các toà án thường, nhưng mặt khác nó lại gọi Tổng thống là người bảo đảm cho sự độc lập đó. Mặc dù một số biện pháp hiến định đã được xây dựng cho sự bảo đảm của Tổng thống đối với tính độc lập của toà án nhưng quy định trên vẫn gây ra những đe doạ tiềm tàng cho sự độc lập về mặt thiết chế của tiểu hệ thống toà án thường đối với hệ thống hành pháp. Thứ nhất, theo Hiến pháp 1958, hệ thống hành pháp được giao quyền ban hành quy phạm pháp luật. một khi chúng được ban hành thì chúng sẽ có giá trị pháp luật, theo đó, toà án thường sẽ phải áp dụng chúng mà không được giải thích hay đình chỉ hiệu lực của chúng. Điều này có nghĩa rằng toà án hoàn toàn lệ thuộc vào ý chí của hệ thống hành pháp trong lĩnh vực giải thích các quy phạm nói trên. Thứ hai, bên cạnh việc thiếu hoàn toàn

thẩm quyền xét xử các hành vi hành chính, các toà án thường của Pháp cũng ở thế hoàn toàn bất lợi mỗi khi họ rơi vào mâu thuẫn với hệ thống hành pháp. Điều này thể hiện rõ nhất trong trường hợp Toà phá án và Hội đồng nhà nước tranh chấp với nhau về thẩm quyền đối với một vụ việc cụ thể. Vụ án sẽ do Toà án tranh chấp giải quyết mà cơ cấu của Toà tranh chấp lại thể hiện rõ ưu thế của khối hành chính. Vì vậy mà tính độc lập thiết chế của tiểu hệ thống toà án thường rõ ràng có nguy cơ bị đe doạ, nó có thể bị tước thẩm quyền đối với một vụ việc nào đó vì lợi ích của hệ thống hành chính.

Cùng với mối quan hệ nói trên, tìm hiểu về các lĩnh vực quản lý hành chính trong hệ thống toà án thường như: đào tạo, quản lý nhân sự và ngân sách sẽ cho thấy mức độ lệ thuộc lớn về mặt thiết chế của các toà án thường vào hệ thống hành chính. Có thể thấy, liên quan tới việc quản lý hành chính của toà án nói chung, gần như có một nguyên tắc là việc quản trị các công việc của toà án, trừ khi liên quan tới việc điều hành công việc hàng ngày của toà án đều thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính, cụ thể là Bộ tư pháp. Nguyên tắc này được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Những vấn đề về chức năng hoạt động quan trọng nhất của các toà án thường do Chính phủ quy định như: cơ cấu nghề nghiệp thẩm phán, chức năng của mỗi cấp bậc trong toà án; các mối quan hệ qua lại giữa những người hành nghề luật như luật sư, công chứng và các toà án thường; quy trình và tiêu chuẩn tuyển dụng thẩm phán cụ thể. Bên cạnh những vấn đề hành chính mang tính quy phạm này, các hoạt động khác liên quan tới quản lý hành chính trong các toà án thường cũng thuộc sự kiểm soát của cơ quan hành chính. Đặc biệt là toàn bộ đội ngũ giúp việc trong các toà án thường đều chịu sự kiểm soát của cơ quan hành chính. Ngoài ra, biên chế thẩm phán và số lượng các chức vụ ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm do Chính phủ quy định; tất cả các hoạt động đào tạo thẩm phán đều được thực hiện tại Ecole Nationale de la

Magistrature (Trường nghiệp vụ thẩm phán quốc gia), trường này trực thuộc và được điều hành hoàn toàn bởi Bộ tư pháp Pháp.; ngân sách lương cũng như toàn bộ các vấn đề liên quan tới lương của thẩm phán về tổng thể chịu sự quản lý của cơ quan hành chính.

Khác với các hoạt động quản lý hành chính nói trên, các vấn đề về bổ nhiệm và kỷ luật thẩm phán đối với các thẩm phán thường cho thấy một mức

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 56 - 73)