Khái niệm tính độc lập của thẩm phán trong lịch sử lập hiến của Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 90)

NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP CỦA TOÀ ÁN Ở VIỆT NAM

2.2.1.3.Khái niệm tính độc lập của thẩm phán trong lịch sử lập hiến của Việt Nam

của Việt Nam

Tính độc lập của thẩm phán là một trong số ít những nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của hệ thống tư pháp nói riêng được quy định ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên và trong tất cả các bản hiến pháp sau đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào nội dung của nguyên tắc này cũng được quy định giống nhau.

Hiến pháp 1946 quy định: “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp” [20, Điều 69].

Điều khoản này được coi là tiền thân cho các điều khoản hiến pháp quy định về tính độc lập của thẩm phán sau này. Quy định này thể hiện rõ khía cạnh cá nhân của nguyên tắc độc lập của toà án. Ở đây cho thấy, nó không hề đề cập tới thuật ngữ “độc lập” mà chỉ mô tả tình trạng pháp lý của thẩm phán, qua đó thể hiện rõ tính khách quan của toà án hơn là tính độc lập. Vì vậy, giới hạn thời gian được đưa vào quy định này là hoàn toàn hợp lý. Việc đề cập đến giới hạn thời gian cho tính độc lập của toà án đã được kế thừa ở tất cả các bản

hiến pháp sau này mặc dù khi đó thuật ngữ “độc lập” đã được quy định một cách rõ ràng.

Hiến pháp 1959 quy định “Khi xét xử, toà án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [21, Điều 100]. Quy định này cho thấy sự thay đổi cơ bản so với Hiến pháp 1946. Thứ nhất, thuật ngữ “độc lập” đã được nhắc đến và nhấn mạnh chứ không phải là tính khách quan của thẩm phán. Thứ hai, Hiến pháp chuyển từ chỗ quy định về tính độc lập của cá nhân thẩm phán sang tính độc lập của toà án nhân dân. Các thuộc tính của nguyên tắc độc lập cũng được đề cập. Trên thực tế cũng có một số biện pháp bảo đảm một cách tương đối và thích hợp sự độc lập của toà án đối với các cơ quan nhà nước khác. Chẳng hạn, thẩm phán do cơ quan đại diện bầu nhưng có nhiệm kỳ dài hơn nhiệm kỳ cơ quan bầu ra mình, điều đó phần nào bảo đảm tính độc lập của của toà án với cơ quan đại diện. Mối quan hệ giữa toà án với cơ quan hành pháp thậm chí còn thể hiện mức độ độc lập cao hơn. Nếu như trong giai đoạn 1946 - 1959, về mặt tổ chức toà án có sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào cơ quan hành chính trung ương về các vấn đề như tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý cơ sở vật chất, nhân sự… thì trong thời kỳ Hiến pháp 1959, sự lệ thuộc đó không còn nữa vì các vấn đề trước đây thuộc thẩm quyền của Chính phủ nay được chuyển sang cho Hội đồng nhân dân và Toà án nhân dân Tối cao. Bộ Tư pháp thời kỳ này bị giải thể. Quản lý ngân sách dường như là lĩnh vực duy nhất mà các cơ quan hành chính thời kỳ này có được thẩm quyền đối với hệ thống toà án.

Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 không còn đề cập tới tính độc lập của thiết chế toà án như Hiến pháp 1959 nữa mà quay trở lại đề cập tính độc lập cá nhân của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Sự cá nhân hoá đối tượng nguyên tắc độc lập của toà án đã làm cho nội dung của nguyên tắc so với thời kỳ Hiến pháp 1946 thì gần với nội dung thực sự của nguyên tắc độc lập của

toà án hơn, trong khi đó nếu so với Hiến pháp 1959 thì lại gần với nội dung của tính khách quan của toà án hơn.

Có thể kết luận rằng, khái niệm nguyên tắc độc lập của toà án trong lịch

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 90)