Độc lập thiết chế bên trong của tòa án

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 105)

NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP CỦA TOÀ ÁN Ở VIỆT NAM

2.2.2.3. Độc lập thiết chế bên trong của tòa án

Ở nhiều quốc gia, sự độc lập của một tòa án này đối với một tòa án khác trong cùng hệ thống tòa án không được đặt ra giữa các tòa án cấp dưới và tòa án cấp trên của một hệ thống tư pháp luôn luôn có một sự lệ thuộc với nhau nhất định. Sự lệ thuộc đó có thể được thể hiện dưới các hình thái khác nhau như chế độ án lệ ở hệ thống của Mỹ hay cơ chế giám đốc thẩm ở hệ thống Đức. Thủ tục phúc thẩm tồn tại ở hầu hết các hệ thống tòa án trên thế giới cũng thể hiện ở mức độ nào đó sự phụ thuộc của tòa án cấp dưới vào tòa án cấp trên, bởi vì để tránh bản án của mình bị tòa cấp trên hủy khi phúc thẩm thì tòa cấp dưới thường né những mâu thuẫn trực tiếp với những quan điểm đã được công bố của tòa cấp trên. Trong các hệ thống tư pháp hiện hành, sự lệ thuộc này được chấp nhận bởi vì bó bảo đảm tính hiệu quả và sự thống nhất trong hoạt động xét xử của hệ thống tư pháp.

Ở Việt Nam, sự lệ thuộc của tòa án cấp dưới vào tòa án cấp trên lại ở mức độ hơi quá mà có thể gây ra những trở ngại tiềm tàng cho tính độc lập

của các tòa, đặc biệt là của tòa cấp dưới, mà qua đó có thể ảnh hưởng tới việc thi hành công lý.

Như đã phân tích trên đây, hệ thống tổ chức của tòa án Việt Nam từ sau năm 2002 thể hiện nhiều sự cải thiện về khía cạnh tính độc lập thiết chế. Tuy nhiên, hệ thống này lại được tổ chức theo mô hình bị hành chính hóa một cách nặng nề. Tòa án nhân dân tối cao có thể được coi là cơ quan đầu não của Bộ ở trung ương, các tòa tỉnh thì giống như các vụ, còn tòa huyện thì giống như các phòng ban trong các vụ. Vì thế, sự lệ thuộc của tòa án cấp dưới đối với các tòa cấp trên gần như là mọi mặt, không chỉ ở khía cạnh tố tụng mà còn cả về tổ chức hành chính.

Về tố tụng, ngoài quyền hủy những bản án của tòa án cấp dưới thông qua thủ tục phúc thẩm hay giám đốc thẩm, tái thẩm thì tòa án cấp trên còn có quyền kiểm tra giám sát hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới. Theo đó tòa án cấp trên có quyền rà soát các bản án của tòa cấp dưới để nếu thấy xử sai thì tự mình chủ động kháng án và xử lại những bản án đó. Tòa cấp trên cũng có quyền tự mình lấy những vụ việc mà tòa dưới đang giải quyết lên để xử, nghĩa là tước bỏ quyền giải quyết của tòa cấp dưới.

Về mặt tổ chức hành chính, sự lệ thuộc của tòa cấp dưới với tòa cấp trên thể hiện đặc biệt rõ ở tòa huyện và tòa tỉnh. tất cả các nhân viên của tòa án cấp huyện đều do chánh án tòa án cấp tỉnh tuyển dụng. Vấn đề được bổ nhiệm lại hay không của thẩm phán tòa huyện cũng chủ yếu phụ thuộc vào chánh án tòa tỉnh bởi vì vị chánh án này đóng vai trò như là thư ký cho hội đồng tuyển chọn thẩm phán và đề cử danh sách ứng cử viên. Mọi vấn đề liên quan đến tăng giảm lương, khen thưởng, kỷ luật đối với thẩm phán cũng như các nhân viên khác của tòa án cấp huyện cũng như của tòa án tỉnh đều do chánh án tỉnh thực hiện.

Với tư cách là người đứng đầu ngành tòa án thì đương nhiên chánh án tòa án nhân dân tối cao cũng có những quyền năng tương tự đối với các tòa tỉnh và tòa huyện.

Như vậy, sự lệ thuộc của tòa án cấp dưới vào tòa án cấp trên là vô cùng lớn. Sự lệ thuộc này có thể cho phép chánh án tòa án cấp trên can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới. Sự can thiệp này về nguyên tắc là trái pháp luật và có thể bị chế tài nên thẩm phán thường sẽ không làm như vậy nếu không muốn hủy hoại sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, trong hệ thống tư pháp Việt Nam hiện nay có hai trường hợp đặc biệt trong đó hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới bị can thiệp mà không ai có thể bị trừng phạt. Trong hai trường hợp này, tính độc lập bên trong của tòa án cấp dưới rõ ràng bị đe dọa nghiêm trọng.

Thứ nhất, Nghị quyết 388 trước đây và Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước hiện nay và vấn đề thẩm quyền của tòa cấp dưới xét xử tòa cấp trên. Nghị quyết 388 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành tháng 3 năm 2003 được coi là một bằng chứng thể hiện sự ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thể hiện sự tôn trọng quyền con người ở nước ta. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước có hiệu lực đã thay thế Nghị quyết này. Theo đó, tòa án cũng như các cơ quan tư pháp khác phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho những công dân bị tòa án kết án oan về một tội hình sự nào đó. Theo đó đó, công dân bị xử oan trước tiên sẽ làm việc với tòa đã xử oan để ấn định mức bồi thường theo Nghị quyết 388 và nay là theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước. Tòa án đó có thể là một tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh, thậm chí là Tòa án nhân dân Tối cao. Nếu không đồng ý với cách giải quyết của tòa án đó thì có quyền khởi kiện ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự. Bất cập nằm ở chỗ, nếu người bị oan sai kiện thì tòa án có thẩm quyền xử là tòa án huyện nơi người đó cư trú hoặc làm

việc. Trong đa số trường hợp, đây hoặc là tòa án đã kết án oan, hoặc là tòa cấp dưới của tòa tỉnh là nơi đã kết án oan. Nếu người bị kết án oan vẫn chưa thỏa mãn với sự bồi thường do tòa sơ thẩm tuyên thì có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm lên tòa án cấp trên lại thường chính là tòa án phải chịu trách nhiệm về bản án oan sai. Như vậy đã dẫn đến sự bất cập kép. Hoặc người bị hại sẽ phải kiện tòa xử oan cho mình tại một tòa cấp dưới của tòa đó, mà tòa cấp dưới lại bị phụ thuộc mọi mặt cả về tố tụng và tổ chức đối với tòa cấp trên như đã phân tích trên đây, hoặc tại chính tòa đã xử oan cho mình, có nghĩa sẽ đặt các tòa án vào thế hoặc phải xử “sếp” của mình, hoặc phải tự xử chính bản thân mình. Và việc xét xử này là rất quan trọng đối với uy tín của tòa án bởi vì để có tiền bồi thường thiệt hại thì tòa án phải lập hồ sơ và xin Bộ tài chính cấp, tiền phải bồi thường càng nhiều thì tòa án sẽ càng mất uy tín vì làm thiệt hại cho ngân sách càng lớn. Vì thế, các tòa đã xét xử sai thường có xu hướng giảm tới mức tối đa có thể mức tiền phải bồi thường.

Trong bối cảnh đó, một tòa án thụ lý vụ việc chắc chắn sẽ không thể duy trì được tính độc lập của mình. Mối đe dọa tới tính độc lập của tòa án trong trường hợp này quá lớn và công lý khó có thể được thực thi. Bởi vì trong những trường hợp như vậy, quyết định cuối cùng của tòa án chắc chắn sẽ bị tác động bởi lợi ích của chính tòa án hoặc lợi ích của một tòa án khác có quyền quá mạnh mà tòa án thứ nhất không thể làm ngơ.

Trường hợp đặc biệt thứ hai là cơ chế “thỉnh án”. Sự phụ thuộc gần như toàn diện của tòa án cấp dưới vào tòa án cấp trên ở Việt Nam cộng với trách nhiệm của các tòa tỉnh và tòa án tối cao phải bảo đảm sự áp dụng thống nhất pháp luật trong toàn hệ thống tòa án đã tạo ra một thực tiễn gây tranh cãi trong hoạt động của các tòa án.

Các tòa án cấp dưới tất nhiên không muốn bản án của mình xử xong bị sửa hoặc bị hủy bởi tòa cấp trên vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới uy tín chung của

ngành, ảnh hưởng tới thi đua và ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín và trách nhiệm kỷ luật của cá nhân thẩm phán đã xét xử vụ án. Dựa vào lý do tòa cấp trên có trách nhiệm bảo đảm sự áp dụng thống nhất pháp luật, tòa cấp dưới thường gửi những vụ việc, đặc biệt là những vụ việc khó lên tòa cấp trên để “xin ý kiến” cho việc xét xử vụ việc đó và mặc dù trách nhiệm bảo đảm sự áp dụng thống nhất pháp luật là lý do không thuyết phục cho việc hỏi ý kiến giải quyết một vụ việc cụ thể nhưng phần lớn trường hợp, tòa cấp trên cũng “cho ý kiến”. Và như vậy xuất hiện tình trạng tòa cấp dưới tự mình từ bỏ tính độc lập của mình để tránh khỏi rủi ro do bản án có thể bị tòa cấp trên sửa hoặc hủy một khi bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Thực tiễn này được gọi là “thỉnh án” và thường tồn tại dưới hình thức “trao đổi nghiệp vụ” bằng công văn giữa tòa cấp trên và tòa cấp dưới theo đề nghị của tòa cấp dưới.

Thỉnh án” rõ ràng là một thực tiễn có hại cho tính độc lập của tòa án. Một điều quan trọng hơn là trong trường hợp đó công lý sẽ không được bảo đảm, bởi vì không chỉ thủ tục phúc thẩm không còn ý nghĩa gì nữa với người dân mà còn trong những trường hợp đó, bản án của tòa án gần như đã được quyết định trước khi xử án.

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)