NHIỆM KỲ CỦA THẨM PHÁN PHẢI VỮNG CHẮC VÀ LÂU DÀ

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 128 - 132)

NHỮNG ĐỀ XUẤT CỤ THỂ ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP XÉT XỬ TẠI VIỆT NAM

3.3. NHIỆM KỲ CỦA THẨM PHÁN PHẢI VỮNG CHẮC VÀ LÂU DÀ

LÂU DÀI

Trong tất cả các yếu tố khiến cho tư pháp có thể duy trì được tính độc lập và cương quyết của mình thì nhiệm kỳ thường trực của các thẩm phánlà một yếu tố quan trọng, và chúng ta có thể coi yếu tố đó là một thành trì bảo vệ công lý và an ninh cho công chúng. Chúng ta không thể hy vọng các thẩm phán có một thái độ trung thành với hiến pháp và cá quyền tự do căn bản của nhân dân nếu nhiệm kỳ của họ chỉ có tính cách tạm thời theo một thời hạn nhất định. Một khi chỉ được bổ nhiệm trong một nhiệm kỳ ngắn ngủi dù theo bất cứ một thể thức nào hoặc do bất cứ một ngành quyền lực nào cũng vậy,

các thẩm phán sẽ không thể có được một tinh thần độc lập và cương quyết. Nếu quyền bổ nhiệm thẩm phán được giao phó cho ngành hành pháp hoặc cho ngành lập pháp thì lẽ đương nhiên phải phụ thuộc vào một trong hai ngành này, vì họ phải lây lòng những người bổ nhiệm. Nếu quyền bổ nhiệm lại được giao cho dân chúng, tức là chức vụ chánh án phải do dân chúng bầu cử thì cũng sẽ là lẽ đương nhiên thẩm phán muốn đắc cử lấy lòng người dân mà không cần đếm xỉa gì đến hiến pháp và luật pháp.

Ngoài những lý do kể trên còn một lý do khác rất quan trọng để cho các thẩm phán có một nhiệm kỳ dài, đó là lý do liên quan đến những điều kiện chuyên môn mà thẩm phán cần phải có. Một xã hội càng tự do bao nhiêu, thì luật lệ của nó càng rắc rối, tỉ mỉ và phức tạp bấy nhiêu. Để tránh cho các vị thẩm phán chỉ xét xử theo ý riêng của mình, cần phải bắt buộc họ xử theo những luật lệ rõ ràng, những quyết định trong những vụ tương tự đã xét xử từ trước. Càng ngày các vụ kiện xét xử càng nhiều thêm, các vụ tranh luận càng ngày càng phức tạp hơn, cố nhiên kiến thức về luật pháp để xét xử càng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Vì vậy, các thẩm phán xét xử càng ngày càng đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao hơn. Với nhiệm kỳ dài sẽ có tác dụng tăng cường chuyên môn nghiệp vụ cũng như sự độc lập của thẩm phán. Nếu nhiệm kỳ của thẩm phán là tạm thời hoặc ngắn ngủi, thì khó có thể tìm được những người vừa có tài vừa có đức, sẵn sàng từ bỏ những chức nghiệp nhiều quyền lực, nhiều danh lợi khác để làm một công việc nhiều nặng nhọc, lại thiếu vững chắc bền lâu.

Chúng ta biết rằng, thẩm phán muốn tự mình nâng cao khả năng thì cần có một thời gian dài. Chân thiện mỹ là một cái gì lâu dài và phải mất nhiều thời gian mới đạt đến. Với cơ chế và nhiệm kỳ thẩm phán hiện nay ở Việt Nam, chúng ta cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc. Rõ ràng là cứ năm năm một lần lo tái bổ nhiệm sẽ khó có thể làm an lòng thẩm phán. Năm năm

một lần không phải là một thời gian dài, nó dành cho các chức vụ chính trị để tránh sự lạm dụng quyền hành và khuyến khích thay đổi trong các biện pháp đề ra. Tính chất của luật pháp khác hẳn. Nó phải tạo ra sự ổn định và tiên đoán được, do đó nó cần bền vững và có biểu tượng của sự bền vững để hôm nay khi nhìn lại hôm qua, mọi người biết về ngày mai. Thẩm phán là biểu hiện của sự bền vững đó. Nhiệm kỳ năn năm là không phù hợp cho cố gắng muốn nâng cao khả năng của mình của thẩm phán cũng như cho biểu hiện về sự bền vững của toà án. Chúng ta không nên nhầm về bản chất giữa chính trị và tư pháp. Con đường sự nghiệp dở dang ai cũng sợ. Liệu họ có đủ bản lĩnh trước những ý kiến dù rất tế nhị của lãnh đạo, của những người có quyền tái bổ nhiệm họ?

Khi còn sự lệ thuộc vào ai đó, hoặc còn sự sợ hãi thì thẩm phán sẽ không thể độc lập được. Nếu đặt câu hỏi thăm dò cho các thẩm phán Việt nam hiện nay rằng họ sợ gì nhất thì có lẽ câu trả lời sẽ là: Sợ không được làm thẩm phán nữa. Bởi vì được bổ nhiệm thẩm phán toà án nhất thẩm phán là Toà án Tối cao là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ. Chính vì vậy, sự độc lập của thẩm phán phải gắn liền với sự ổn định về vị trí làm việc. Với logic này thì ở Việt Nam, việc bổ nhiệm thẩm phán theo nhiệm kỳ, nhiệm kỳ quá ngắn (5 năm) như hiện nay rõ ràng ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử của toà án. Việc quy định chế độ bổ nhiệm thẩm phán theo nhiệm kỳ ngắn như hiện nay tất nhiên có lý do của nó. Đó là việc người ta đánh đồng hoạt động xét của thẩm phán với hoạt động của những chức danh bầu cử trong bộ máy hành pháp và lập pháp mà chưa chỉ ra đặc thù của hoạt động xét xử. Thẩm phán không phải là một chức vụ mà là một nghề nghiệp lấy sự độc lập làm tiền đề thay cho phục tùng trên dưới. Bên cạnh đó, còn có lý do đặc thù của Việt Nam đó chính là chất lượng đội ngũ thẩm phán của chúng ta. Có thời gian dài, đội ngũ thẩm phán Việt Nam không đựơc đào tạo bài bản. Việc tuyển dụng,

bổ nhiệm thẩm phán nhằm giải quyết sự thiếu hụt về lực lượng một cách rất tình thế. Họ là những cán bộ chuyển ngành, bộ đội xuất ngũ…chuyển sang làm cán bộ toà án và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản về luật bằng các loại hình đào tạo phi chính quy đủ các thể loại. Không phải tất cả nhưng rõ ràng chất lượng thẩm phán đã bị ảnh hưởng bởi hậu quả lịch sử như vậy. Việc bổ nhiệm thẩm phán theo nhiệm kỳ ngắn còn có lý do khắc phục tình trạng những thẩm phán kém năng lực và phẩm chất ngồi lâu giữ chỗ, tạo điều kiện cho một thế hệ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp có cơ hội trở thành thẩm phán. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của hôm qua. Hiện nay, khi đất nước hoà bình đã được hơn 30 năm, việc đào tạo cử nhân luật chính quy đã tái khởi động, hàng năm cung cấp cho xã hội một đội ngũ đông đảo cử nhân luật thì rõ ràng tư duy về nhiệm kỳ thẩm phán như trên không có lý do để tồn tại.

Để vị trí nghề nghiệp của thẩm phán vững chắc, không bị áp lực bởi vấn đề nhiệm kỳ, đảm bảo cho họ được độc lập thì cần thiết phải kéo dài nhiệm kỳ thẩm phán tiến tới chế độ thẩm phán suốt đời. Kéo dài bao nhiêu năm hay suốt đời là vấn đề cần bàn nhưng không thể quá ngắn như hiện nay. Việc kéo dài nhiệm kỳ thẩm phán phải và chỉ với mục đích đảm bảo cho họ được độc lập xét xử chứ không phải là sự ưu đãi hay an sinh xã hội dành riêng cho thẩm phán. Điều đó có nghĩa là nếu thẩm phán vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, năng lực yếu kém (không thể độc lập xét xử) cần phải sa thải. Đương nhiên, tại sao sa thải và sa thải như thế nào cần có tiêu chí cụ thể ví dụ như cần có một đạo luật về thẩm phán.

Như vậy, việc kéo dài nhiệm kỳ thẩm phán sẽ đem lại lợi ích: Ổn định nghề nghiệp; tránh sự can thiệp của cấp uỷ địa phương, các cơ quan hành pháp, lập pháp và ngay cả sự can thiệp của toà án cấp trên vào công việc bổ nhiệm thẩm phán sẽ làm cho thẩm phán không chỉ có khả năng độc lập mà còn dám độc lập xét xử.

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 128 - 132)