SỰ ĐỘC LẬP CỦA TOÀ ÁN KHÔNG GIẢN ĐƠN CHỈ CÓ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ BẰNG MỘT TUYÊN BỐ CỦA HIẾN

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 123 - 125)

NHỮNG ĐỀ XUẤT CỤ THỂ ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP XÉT XỬ TẠI VIỆT NAM

3.1. SỰ ĐỘC LẬP CỦA TOÀ ÁN KHÔNG GIẢN ĐƠN CHỈ CÓ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ BẰNG MỘT TUYÊN BỐ CỦA HIẾN

TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ BẰNG MỘT TUYÊN BỐ CỦA HIẾN PHÁP MÀ CÒN CẦN PHẢI MỞ RỘNG RA KHỎI PHẠM VI XÉT XỬ VÀ CẢ NHỮNG CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHÁC KÈM THEO

Như chúng ta biết, Điều 130 Hiến pháp hiện hành quy định: Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập, và chỉ tuân theo pháp luật. Theo quy định này thì nguyên tắc độc lập của tư pháp được tuyên bố ở một công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng - khi xét xử. Sự độc lập của toà án không thể có được nếu chỉ dừng lại đơn thuần ở khâu xét xử. Không thể có sự độc lập khi xét xử trong khi các công đoạn khác của cả một quy trình tố tụng không được tuyên bố là độc lập, nhất là trong cuộc sống của thẩm phán và hội thẩm vẫn còn phải phụ thuộc vào lập pháp, vào hành pháp, vào các chủ thể nắm quyền lực khác của nhà nước như đã phân tích ở trên. Vì lẽ đó, trước hết cần nhận thức về tính độc lập của toà án. Độc lập trong xét xử cũng chính là độc lập của toà án. Trọng tâm của độc lập được thể hiện trong khi xét xử nên người ta nói độc lập xét xử. Thực chất là phải độc lập ở tất cả các công đoạn ngoài hoạt động xét xử, nếu các công đoạn ngoài xét xử mà bị phụ thuộc thì không thể có độc lập khi xét xử. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay là nhanh chóng tổ chức hoạt động xét xử của tư pháp vượt ra khỏi vòng cương toả của các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính được tổ chức ra nhằm mục đích quản lý mà không phải dành cho hoạt động của tư pháp - xét xử.

Quốc hội cần đánh giá lại cho đúng vai trò của toà án, từ chỗ người dân có thể trực tiếp khởi kiện không cần qua khâu khiếu nại chính quyền đã gây thiệt hại cho mình, dẫn tới chuyện là phải tăng cường quyền lực cho toà án,

toà án không phụ thuộc vào chính quyền nữa, tổ chức theo dây dọc của toà án chứ không tổ chức theo các cấp chính quyền như hiện nay là toà án cấp huyện, toà án cấp tỉnh rồi đến toà án cấp trung ương. Chúng ta thấy rõ một điều rằng sức ép đầu tiên tác động tới toà án là từ chính quyền cơ sở. Thông thường, chánh án, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tỉnh là tỉnh uỷ viên, mà lãnh đạo của các tỉnh uỷ viên là bí thư tỉnh uỷ. Như vậy, dù toà không lệ thuộc, không phải xin xỏ kinh phí nhưng vẫn phải sinh hoạt, phải hoạt động dưới sự chỉ đạo của ông bí thư. Khi xét xử những vụ án lớn, điển hình thì thậm chí nhiều vị chánh án còn phải xin ý kiến của cấp uỷ. Nếu cấp uỷ chí công vô tư thì không vấn đề gì, nhưng nếu có vấn đề “động chạm” thì toà án quả là rất khó xử. Hơn nữa, toà án là cấp dưới của chính quyền thì khi chính quyền làm sai, toà án làm sao xử chính quyền được. Đấy là điều mâu thuẫn không thể giải quyết, thành ra hướng cải cách tư pháp toà án độc lập với chính quyền sẽ giải quyết những oan sai mà chính quyền đã gây ra với người dân một cách tích cực hơn. Vụ xét xử về tham ô đất ở Đồ Sơn - Hải Phòng cách đây vài năm là một minh chứng điển hình.

Bên cạnh đó, sẽ khó tránh khỏi sự can thiệp từ các thiết chế quyền lực ngoài ngành toà án nếu như họ có quyền ảnh hưởng lớn đến việc quyết định ngân sách và cung cấp các cơ sở vật chất duy trì hoạt động của toà án. Mặt khác, nếu việc phân bổ ngân sách cho toà án cấp dưới còn lệ thuộc vào toà án cấp trên như hiện nay cũng khó có thể bảo đảm sự độc lập của toà án cấp dưới với toà án cấp trên. Nhiều nước trên thế giới đã quy định một tỷ lệ phần trăm nhất định của ngân sách quốc gia, địa phương đương nhiên phải “cắt” cho hoạt động của toà án để đảm bảo rằng toà án không phải phụ thuộc vào các cơ quan bên ngoài cũng như toà án cấp trên.

Theo tinh thần của Nghị quyết số 49, mô hình toà án nước ta là thành lập các toà sơ thẩm, phúc thẩm theo khu vực, không tuân theo địa giới hành

chính, những điều này kết hợp với sự tự do về ngân sách sẽ làm cho toà án ngày càng độc lập với chính quyền.

Tóm lại, nguyên tắc độc lập của toà án khi xét xử không chỉ được tuyên bố trong văn bản hiến pháp là tự nhiên nó có thể được thực hiện trên thực tế. Muốn có được sự thực hiện nguyên tắc trên phải cần một loạt những đảm bảo kèm theo cả về thể chế luật pháp lẫn chủ trương chính sách. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, sự bảo đảm hiến định đối với tính độc lập của toà án là điều quan trọng đầu tiên.

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 123 - 125)