TĂNG CƢỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA THẨM PHÁN

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 125)

NHỮNG ĐỀ XUẤT CỤ THỂ ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP XÉT XỬ TẠI VIỆT NAM

3.2. TĂNG CƢỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA THẨM PHÁN

Hoạt động xét xử là việc phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp các hành vi của chủ thể pháp luật. Một phán quyết của thẩm phán liên quan trực tiếp sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân. Nó còn ảnh hưởng tới những lợi ích của nhà nước, của các tổ chức và những giá trị được thừa nhận chung trong xã hội. Do đó, nảy sinh nhu cầu hoạt động xét xử cần phải đảm bảo tính cẩn trọng, kỹ lưỡng, tỷ mỉ. Đây chính là cơ sở của việc thẩm phán phải chịu trách nhiệm về những phán quyết của mình. Khi thẩm phán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình thì những phán quyết của thẩm phán sẽ cẩn trọng hơn, kỹ lưỡng hơn. Từ đó, việc xét xử sẽ đúng người, đúng tội đảm bảo công lý, bất bình đẳng không xảy ra.

Xét xử với tinh thần trách nhiệm mới lấp đi được những toan tính, những định kiến mang tính cá nhân của thẩm phán. Hoạt động xét xử là hoạt động đặc biệt, hoàn toàn dựa trên hoạt động tư duy của thẩm phán. Là con người, thẩm phán cũng mang trong mình những xúc cảm như tức giận, bực bội, khó chịu với ai đó. Điều đó có thể xảy ra trên “công đường”, chủ tọa phiên tòa khó chịu với các đương sự chưa biết cách ăn nói tại tòa và cả những vị luật sư tranh tụng thẳng thắn thiếu ý tứ trước tòa. Nhưng khi xử lý công việc với cương vị là thẩm phán, được xác định là người cầm cán cân công lý,

chủ tọa phiên tòa không được phép mang những cảm xúc con người vào phán quyết của mình. Điều này thật khó. Nhưng với ý thức sẽ có trách nhiệm thẩm phán sẽ lựa chọn được những quyết định không sai lầm của mình. Và việc công lý được tôn trọng, quyền con người không bị xâm phạm, lợi ích của công dân được đảm bảo là điều dễ nhận thấy.

Ngược lại, nếu không xem xét trách nhiệm của thẩm phán tức là thẩm phán không phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với những gì pháp luật quy định. Nó sẽ không công bằng khi những hành vi vi phạm pháp luật của công dân bị phán xét còn những hành vi sai của chính người tái phán không bị xem xét. Thẩm phán cũng là một công dân, cũng là một chủ thể tồn tại trong xã hội có nhà nước. Điểm khác duy nhất nhận thấy là thẩm phán được uỷ quyền nhân danh công lý (hay pháp luật) đưa ra những quyết định cuối cùng trong một vụ án. Hiển nhiên thẩm phán không phải là công lý mà chỉ được quyền nhân danh công lý khi công nhận giải pháp giải quyết các tranh chấp tại toà. Vì vậy, nghĩa vụ và trách nhiệm của thẩm phán là định hướng các bên thảo luận, tranh luận, nhằm tìm ra giải pháp hợp lý nhất để tiếp cận gần nhất với công lý. Việc mắc sai lầm và phải chịu trách nhiệm là một điều tất yếu. Thẩm phán không bị xem xét trách nhiệm về những hành vi trên “công đường” có chăng đã đi ngược lại với điều này.

Một khi xem xét trách nhiệm của thẩm phán thì nguyên tắc độc lập trong xét xử có được đảm bảo không? Thực ra không hề vi phạm nguyên tắc này. Độc lập tức là thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử, thẩm phán tự mình giải quyết vụ án không phụ thuộc vào ai, không bị chi phối bởi ý kiến của ai. Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của thẩm phán. Độc lập là dựa trên căn cứ pháp luật để xem xét. Nguyên tắc độc lập xác định trách nhiệm của thẩm phán trong các

hoạt động của mình mang tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không bị tác động can thiệp từ bên ngoài. Ở đây thẩm phán không những độc lập với sự can thiệp của lập pháp, hành pháp mà còn độc lập với chính sự can thiệp của cá nhân hay tổ chức trong nội bộ cơ quan tư pháp.

Như vậy, sự độc lập chỉ có ý nghĩa khi thẩm phán tuân theo pháp luật, làm theo những gì pháp luật cho phép và trách nhiệm chỉ đặt ra khi làm trái với các quy định của pháp luật. Độc lập mà dẫn đến xâm phạm đến quyền lợi của người dân và làm giảm uy tín của nhà nước, của ngành toà án thì nguyên tắc độc lập của toà án không có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ để đảm bảo độc lập của toà án, cần tăng trách nhiệm của thẩm phán. Một khi trách nhiệm của các thẩm phán được tăng cường, các thẩm phán phải chịu trách nhiệm về phán quyết của mình thì sự độc lập trong việc ra phán quyết của thẩm phán sẽ được đảm bảo hơn.

Chúng ta biết, một xã hội tốt đòi hỏi phải có các thể chế pháp lý vô tư và công bằng. Điều này có nghĩa là phải đảm bảo sự độc lập trong quá trình ra quyết định của tư pháp không bị chi phối bởi sự can thiệp của bất kể chủ thể nào. Một hệ thống tư pháp độc lập với cả sự can thiệp của Chính phủ và ảnh hưởng của các bên có liên quan trong tranh chấp là sự hỗ trợ tốt nhất cho sự hiệu lực của pháp luật. Nếu luật pháp và toà án bị xem xét là thiên vị hay tuỳ tiện thì trật tự xã hội sẽ bị suy giảm. Để có sự công bằng, cần phải có các thể chế làm cho các thẩm phán phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Sự độc lập của hệ thống tư pháp cần phải đi cùng với hệ thống trách nhiệm trong hệ thống tư pháp. Khi các thẩm phán phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình thì hệ thống tư pháp trở nên có hiệu quả hơn và các thẩm phán có thể giải quyết các vụ kiện một cách nhanh chóng và công bằng hơn. Các thẩm phán phải chịu trách nhiệm về những phán quyết oan, sai ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ảnh hưởng đến uy tín của nền tư

pháp quốc gia. Công lý thì phải công khai và không thể có công lý trong bóng tối. Để thực hiện được điều này, sự độc lập xét xử của toà án phải đi liền với một hệ thống tinh thần trách nhiệm xã hội. Các kênh để xây dựng tinh thần trách nhiệm này có thể là các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội hoặc tinh thần trách nhiệm có thể được xây dựng ngay trong chính hệ thống tư pháp. Trong một hệ thống tư pháp của nhân dân thì nhân dân phải tích cực tham gia vào việc theo dõi các thông tin về hiệu quả hoạt động xét xử và giám sát hành vi của các thẩm phán. Các tổ chức chính trị xã hội có thể đóng vai trò giám sát tư pháp để làm tăng trách nhiệm của các thẩm phán. Các phương tiện thông tin đại chúng phải đóng vai trò tích cực trong việc chuyển tải các thông tin về hiệu quả hoạt động của toà án cũng như phản ứng của nhân dân, dư luận xã hội. Khi các thẩm phán xét xử công khai, các luật sư, người thưa kiện, phương tiện thông tin đại chúng, công chúng có thể theo dõi công việc của thẩm phán thì tính trách nhiệm của tư pháp cũng được nâng lên. Đây là những cách thức giám sát từ bên ngoài. Cơ chế giám sát hoạt động của các thẩm phán cũng cần thiết lập ngay bên trong hệ thống toà án. Đây là cách thức giám sát từ bên trong, đảm bảo cho sự tự kiểm tra của hệ thống toà án.

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)