THẨM PHÁN PHẢI XÉT XỬ THEO LƢƠNG TÂM

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 134 - 141)

NHỮNG ĐỀ XUẤT CỤ THỂ ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP XÉT XỬ TẠI VIỆT NAM

3.5. THẨM PHÁN PHẢI XÉT XỬ THEO LƢƠNG TÂM

Khi nói về nguyên tắc độc lập xét xử của toà án, vấn đề đặt ra là, thẩm phán có muốn độc lập không?

Trước hết công việc xét xử bao giờ cũng do con người - thẩm phán đảm nhiệm và thật viễn tưởng khi người ta lập trình hoạt động xét xử và giao cho máy móc đảm nhiệm. Những năm 70 của thế kỷ trước, Giáo sư X.X A-lec- xây-ép đã bàn đến vấn đề “Quan toà điện tử” khi ông đặt câu hỏi: “Phải chăng có thể thay thế vị quan toà bằng những máy tính hiện đại có khả năng nắm bắt được cái tinh tế của pháp luật và ngay từ đầu đã cung cấp những quyết định theo yêu cầu của chúng ta ?”[36, tr.221]. Sau khi lập luận một cách chắc chắn rằng: Sự vô tư, tính lôgic, trình độ chính xác, tính độc lập của các quyết định luôn lệ thuộc vào các tính cách cá nhân thẩm phán với tính tình ông ta; nếu ngồi ghế bị cáo thì bất cứ ai cũng muốn vị quan toà thay cho người máy quyết định số phận của họ, Giáo sư A-lếch-xây-ép kết luận: Quan hệ giữa con người với nhau phải được con người hiểu chứ không phải do máy móc phán xét. Các thẩm phán trong những tình huống phức tạp của mối quan hệ

giữa con người với nhau, họ có thể hiểu được cái mà không máy tính nào hiểu được [36, tr.221]. Vấn đề quan toà điện tử chỉ là viễn tưởng và trái với đạo lý của chúng ta.

Thẩm phán dù khi ngồi trên công đường xét xử trước hết và mãi mãi là một con người nói như Mác là một thực thể tự nhiên và xã hội, là tập hợp của tất cả các đặc tính tâm, sinh lý và đặc tính đạo đức xã hội. Họ hoàn toàn có thể mắc sai lầm, đôi khi dao động và dễ sa ngã.

Làm sao hạn chế được những tiêu cực của thẩm phán với tư cách con người bình thường ấy với một Thẩm phán - người đại diện của công lý mới là cả một vấn đề. Thực tế có thể thấy, năm 2009, ngành toà án có 44 người là thẩm phán hoặc lãnh đạo Toà án nhân dân địa phương bị kỷ luật. Nguyên nhân chính của việc bị kỷ luật này là do vi phạm phẩm chất đạo đức, nhận tiền của đương sự, làm trái nguyên tắc quản lý tài chính, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có sai sót trong xét xử [29]. Xem xét một số trường hợp rất ít thẩm phán thời gian qua bị kỷ luật vì có tiêu cực trong công tác cho thấy: Những kẻ “chạy án” không hề đe doạ, không hề cưỡng bức…những Thẩm phán này. Nói cách khác là các thẩm phán hoàn toàn được độc lập xét trong mối quan hệ với bên ngoài. Thế nhưng, công lý đôi khi vẫn có thể mua được bằng tiền ngay tại toà án mà đau xót thay người bán lại chính là các quan tòa. Trường hợp này không nên đổ lỗi cho pháp luật, cho cơ chế không đảm bảo cho thẩm phán được độc lập. Các thẩm phán này đã không độc lập được với chính mình.

Để nguyên tắc xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật không chỉ là những con chữ câm lặng trong hiến pháp và trong các bộ luật có lẽ cần nhiều thứ. Song trước hết có lẽ cần phải xem thẩm phán có muốn độc lập xét xử hay không ? Điều này có vẻ như vô lý nhưng thực tế cho thấy khi một ai đó muốn né tránh trách nhiệm cá nhân, đổ lỗi cho tập thể thì họ không muốn độc lập.

Mặt khác, khi luật pháp rõ ràng, trách nhiệm cá nhân không được đề cao, khi xảy ra hậu quả xấu vẫn có cơ hội để đổ lỗi cho ai đó thì rõ ràng đây là môi trường tốt cho những tiêu cực phát sinh. Những thẩm phán năng lực yếu, tư cách đạo đức kém thì không muốn độc lập. Đảm bảo cho thẩm phán độc lập xét xử ngoài ý nghĩa nâng cao chất lượng xét xử còn có ý nghĩa xác định lỗi và truy cứu trách nhiệm cá nhân.

Bên cạnh đó cần phải xem thẩm phán có đủ trình độ và bản lĩnh để thực thi quyền độc lập xét xử mà pháp luật và xã hội trao cho mình hay không? Tức là không chỉ “muốn”, “có khả năng” mà còn “dám” độc lập xét xử hay không? Độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật- tưởng như đơn giản nhưng có làm thẩm phán, có đứng trước những vấn đề kiểu như có tội hay không có tội, chung thân hay tử hình… mới thấy trình độ và bản lĩnh cần đến như thế nào? Học hành không đến nơi đến chốn, không có dũng khí để bảo vệ chân lý, sợ trách nhiệm, ba phải, dĩ hoà vi quý… là những yếu tố chủ quan chi phối không nhỏ đến tính độc lập xét xử của thẩm phán hơn bất kì các yếu tố khách quan nào. Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật nhiều nước đòi hỏi thẩm phán độc lập xét xử không chỉ tuân theo pháp luật mà còn phải xét xử theo đúng lương tâm của mình.

Cơ sở của việc thẩm phán và các chức danh tư pháp khác phải xét xử, phải buộc tội theo lương tâm là ở chỗcác đạo luật cũng như các quy định của luật do các cơ quan lập pháp ban hành không thể dành riêng cho từng trường hợp cụ thể. Nhưng người thẩm phán cũng như người buộc tội, công tố viên, cũng như nhiều người phải cầm cân nảy mực khác buộc phải áp dụng các điều khoản đó cho từng trường hợp cụ thể với từng sự kiện pháp lý đi kèm. Sự áp dụng này phải mang tính chất sáng tạo mà không rập khuôn một cách máy móc. Thế mới gọi là người thẩm phán với trí phán đoán của mình, mà không phải là một cái gì khác. Việc áp dụng luật của các thẩm phán là một hoạt động

sáng tạo. Điều này thể hiện ở chỗ, các thẩm phán và các chức danh tư pháp khác phải phân tích sự vật, sự kiện (sự kiện pháp lý) xảy ra, đồng thời phải phân tích luật, tìm quy phạm phù hợp ứng với trường hợp cần phải áp dụng. Chính việc biến các quy định của pháp luật được nhà nước quy định chung cho nhiều trường hợp để áp dụng cho một trường hợp cụ thể với những tình huống sự vật, sự kiện cụ thể với không gian, thời gian nhất định của sự kiện, để đạt đúng mục đích yêu cầu của quy phạm chung đề ra chính là hoạt động sáng tạo của thẩm phán. Điều ngược lại, nếu không như vậy, tức là chỉ nhất nhất tuân theo một cách máy móc các quy định của luật thì chi bằng hãy sáng tạo một loại máy với những chương trình phần mềm được viết và cài sẵn có thể đo được các hành vi của con người theo các quy định của pháp luật, thì có lẽ là một trong những đảm bảo của sự công bằng và vô tư nhất khi thi hành các quy định của pháp luật. Dần dần khoa học kỹ thuật đã thay con người đảm đương những việc phân định đúng - sai một cách đơn giản. Nhưng không phải cái gì máy cũng thay thế được hoạt động của con người.

Với sự xét xử theo lương tâm của thẩm phán mới có thể lấp đi cái hình thức, cái khô cứng của luật pháp. Sự thô thiển, sự cứng nhắc của pháp luậtdẫn đến nhiều trường hợp nếu áp dụng chúng không những không có kết quả như mong muốn với mục đích được đề ra của luật, mà gây tới một hậu quả khôn lường, đánh mất niềm tin vào nhà nước và niềm tin vào công lý của nhân dân, mà trước hết là những người đang phải chịu dưới sự thi hành của pháp luật. Họ đang bị đứng trước một thử thách muôn vàn khó khăn, mà không có một sức lực nào của họ có thể ngang hàng với người đang thi hành công vụ của nhà nước. Họ - những người đang nằm trong vòng của sự nghi can - chỉ còn chờ đợi ở tính công bằng, tính trách nhiệm và tính đạo đức, lương tâm của chính những người đang thay mặt cho công quyền áp dụng các phương tiện cưỡng chế của nhà nước đối với họ mà thôi. Đó là vấn đề rất bức xúc, mà

chưa nói đén một khía cạnh khác trầm trọng hơn, khi những công chức, viên chức thi hành công vụ mà lại lợi dụng quyền hạn của nhà nước trao cho mà thu vén cho lợi ích của cá nhân, thanh toán và trù dập người khác.

Pháp luật dù có đầy đủ đến mấy đi chăng nữa cũng không có khả năng lấp đầy mọi sự vật, sự kiện của cuộc sống vốn phức tạp muôn hình vạn trạng trong tương lai. Thậm chí giữa những quy định của pháp luật còn chứa đựng muôn vàn những sự chồng chéo, trùng lắp như hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, nhưng thẩm phán không thể xử theo kiểu gì cũng được. Vấn đề trách nhiệm luôn đi kèm với lương tâm của người thẩm phán. Và, cũng như tính trách nhiệm của thẩm phán, xét xử theo lương tâm không hề vi phạm nguyên tắc độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Việc áp dụng pháp luật một cách máy móc cho bất kỳ trường hợp nào xảy ra mới là sai, chứ không phải bản thân điều luật sai. Có thể việc không áp dụng một quy phạm pháp luật nào đó vào một trường hợp cụ thể đặc biệt dẫn đến việc bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Và tư cách xét xử của thẩm phán không có một căn cứ nào để đảm bảo, bởi vì, lương tâm của người thẩm phán không có gì để đo được, còn việc kháng cáo, kháng nghị vẫn có cơ sở là các quy định của pháp luật. Song, trong trường hợp này, nếu thẩm phán xét xử theo lương tâm đúng, thì dù có xử lại đi chăng nữa, thì cấp trên cũng phải y án. Điều này càng chứng tỏ lương tâm của thẩm phán là đúng, và uy tín của thẩm phán lại càng lên cao. Còn chuyện xử theo lương tâm sai thì lại là một chuyện khác.

KẾT LUẬN

Mặc dù độc lập xét xử đã trở thành nguyên tắc hiến định của bất kỳ nhà nước dân chủ, văn minh nào, nhưng trong thực tế, ở đâu đó vẫn còn tình trạng Thẩm phán bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan lẫn khách quan làm cho phán quyết của họ bị thiên lệch. Điều đó cho thấy việc đảm bảo cho thẩm phán nói riêng và toà án nói chung được độc lập xét xử chỉ tuân theo pháp luật luôn là khát vọng và cũng là nỗi ưu tư của nhân loại ngàn đời nay. Chúng ta đang tiến hành Chiến lược cải cách tư pháp trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân với trọng tâm là cải cải cách hệ thống toà án thì có lẽ bàn về nguyên tắc độc lập xét xử vẫn là vấn đề xưa nhưng không hề cũ.

Trong buổi làm việc với Toà án nhân dân Tối cao gần đây, Chủ tịch nước Nguyến Minh Triết đã yêu cầu toà án phải độc lập khi xét xử và khẳng định các cơ quan, cũng như những nhà lãnh đạo cấp cao không can thiệp vào hoạt động xét xử của toà án. Vấn đề đặt ra là, cần phải làm những gì để cam kết chính trị đó của Chủ tịch nước trở thành hiện thực trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta? Một Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó không thể thiếu được một nền tư pháp độc lập bởi lẽ tính tối thượng của pháp luật chỉ có thể thực hiện được khi có các vị quan toà áp dụng pháp luật một cách độc lập. Chính vì vậy, cần khẳng định rằng, nguyên tắc hiến định “khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” luôn phải đảm bảo hai nội dung cơ bản, đó là: khi xét xử, ở bất kỳ cấp xét xử nào, thì thẩm phán và hội thẩm không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân hay tổ chức nào trong việc đưa ra các ý kiến và phán quyết của mình về vụ án; căn cứ duy nhất mà thẩm phán và hội thẩm dựa vào để xét xử là pháp luật. Hai nội dung này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chỉ khi thẩm phán không bị phụ thuộc thì họ mới có điều kiện để tuyệt đối tuân thủ pháp luật và ngược lại, chỉ khi thẩm phán và hội thẩm tuyệt đối tuân thủ pháp luật, lấy pháp luật là căn cứ để xét xử thì họ mới được độc lập, không bị phụ thuộc

vào ai. Nguyên tắc này cũng cần được hiểu rằng, thẩm phán và hội thẩm độc lập không có nghĩa chỉ độc lập “khi xét xử” mà còn phải độc lập ở tất cả các giai đoạn tố tụng ngoài thời gian xét xử. Việc nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới nguyên tắc độc lập xét xử và hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng của chúng có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả công tác xét xử của toà án. Độc lập xét xử cũng có ý nghĩa rất quan trọng để bảo đảm môi trường đầu tư và kinh doanh lành mạnh vì khi đó các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ yên tâm rằng những tranh chấp đầu tư và hợp đồng kinh doanh của họ sẽ được bảo vệ bởi một cơ chế phán xét độc lập, vô tư và khách quan. Các quyền cơ bản của mỗi con người trong xã hội cũng sẽ được bảo đảm khi những người cầm cân nảy mực thực sự độc lập xét xử những hành vi vi phạm các quyền đó. Độc lập xét xử cũng là điều rất quan trọng để bảo đảm sự thành công của việc phòng và chống tham nhũng bởi lẽ những kẻ tham nhũng sẽ không có cơ hội được bao che bởi sự can thiệp hoặc tác động vào quá trình xét xử của toà án.

Thông điệp của vị lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước và cũng là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp chắc chắn sẽ gợi mở những suy nghĩ nghiêm túc, làm thế nào để đảm bảo sự độc lập xét xử trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Những bước đi mạnh mẽ trong việc cải thiện những khuôn khổ pháp lý và cơ chế liên quan đến độc lập xét xử là điều quan trọng để đảm bảo thực thi nguyên tắc hiến định và cam kết chính trị này. Với thông điệp đó, vấn đề còn lại là việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện những bước đi chiến lược, tổng thể, quyết liệt và mạnh mẽ để bảo đảm nguyên tắc hiến định về độc lập xét xử. Con đường của chúng ta còn dài, nhưng có lẽ nên bắt đầu từ việc nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề ta đang ở đâu trong việc tôn trọng nguyên tắc này, những rào cản hữu hình hay vô hình nào, nếu có, đang cản trở con đường đi tìm công lý một cách độc lập.

Một phần của tài liệu Sự độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam (Trang 134 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)