Những hạn chế, khó khăn

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 79)

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện

2.2.1.2. Những hạn chế, khó khăn

a) Đối với giám sát của Mặt trận, các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội

- Phạm vi, đối tƣợng, nội dung giám sát trong thực tế còn chƣa đầy đủ, chƣa toàn diện, thậm chí bỏ trống. Mặt trận mới chủ yếu giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp, còn lập pháp và tƣ pháp chƣa tham gia đƣợc nhiều. Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội nhƣng về nội dung này, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam chƣa thực sự tiến hành. Nhìn chung, thẩm quyền giám sát của Mặt trận thì rộng nhƣng mới đƣợc ghi nhận có tính nguyên tắc, chủ yếu là sự tham gia và chứng kiến. Góc độ nào đó, Mặt trận trên thực tế mới chỉ có vai trò là “cánh tay nối dài” để phục vụ chính quyền; đặc biệt chƣa thâm nhập

vào giám sát cơ chế nội tại của việc tổ chức và thực thi quyền lực mà mới chỉ giám sát bề ngoài thông qua hoạt động của các cơ quan mang quyền lực nhà nƣớc.

- Hoạt động giám sát thiếu tính liên tục, thƣờng xuyên. Một số Ủy ban Mặt trận và tổ chức thành viên chƣa thực sự quan tâm coi trọng hoạt động giám sát. Nhìn chung, hoạt động giám sát của Mặt trận tuy phong phú, đa dạng nhƣng chƣa đồng đều trên phạm vi cả nƣớc mà còn mang tính tự phát, phƣơng thức còn đơn điệu.

- Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc trong thực tế còn hình thức, hiệu lực, hiệu quả pháp lý chƣa cao; nhiều đề xuất, kiến nghị của Mặt trận chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét, giải quyết và trả lời, mặc dù một số lĩnh vực đã có quy định của pháp luật. Những đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Mặt trận hầu hết đƣợc xử lý bằng cách “kính chuyển” cho cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc cơ quan có chức năng liên quan đến nội dung đơn thƣ phản ánh. Cũng có những cơ quan hồi âm cho Mặt trận nhƣng đa số đều nằm trong im lặng. Ví dụ, năm 2004, cơ quan Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận đƣợc 3.183 đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân, đã xem xét, chuyển đến cơ quan chức năng có thẩm quyền 2.450 đơn nhƣng chỉ nhận đƣợc 55 ý kiến trả lời [25].

- Đội ngũ tiếp dân chƣa có kiến thức pháp luật và nghiệp vụ chuyên sâu, hầu hết là kiêm nhiệm; hệ thống sổ sách theo dõi, cập nhật thông tin chậm, thiếu chính xác. Tình trạng cấp cơ sở và cấp huyện dân ít đến vì việc giải quyết hiệu quả thấp, trong khi đó cấp trung ƣơng và một số địa phƣơng, nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì lại lâm vào tình trạng quá tải, nhất là vào dịp bầu cử, đại hội, hội nghị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,… Qua theo dõi, bình quân 1 ngày có 40 đơn thƣ gửi đến và 100 ngƣời đến trình bày kiến nghị với Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc.

- Sự tham gia của thanh tra nhân dân còn hạn chế. Hầu nhƣ ngƣời dân chƣa chủ động tìm đến thanh tra nhân dân để “nhờ vả” công việc giám sát. Năng lực của cán bộ thanh tra nhân dân còn yếu. Thanh tra nhân dân cũng mới chỉ đƣợc tổ chức và hoạt động ở một số cơ sở, còn nhiều loại hình cơ sở khác chƣa có sự hiện diện của tổ chức thanh tra nhân dân.

- Hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội còn hành chính hóa; xu hƣớng ỷ vào Nhà nƣớc, tìm cách có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ Nhà nƣớc. Ngay cả

một số hội vẫn đề nghị cấp biên chế, trụ sở, kinh phí hoạt động thƣờng xuyên.

b) Đối với giám sát của công dân, các tập thể lao động và các phương tiện thông tin đại chúng

- Công dân còn ít vƣợt qua trở ngại tâm lý hoặc sự thiếu hiểu biết về luật pháp để chủ động thực hiện trực tiếp quyền giám sát của mình. Các biện pháp bảo đảm an toàn cho ngƣời dân thực hành quyền giám sát còn hạn chế.

- Hiệu quả giám sát ở cơ sở còn thấp; còn để xảy ra khiếu kiện vƣợt cấp, nhiều vụ việc khi lên đến cấp cao thì tính bức xúc trở nên cao hơn.

- Do lợi ích trƣớc mắt hoặc sức ép tiến độ giải quyết các công việc kinh doanh nên các doanh nghiệp ít khi sử dụng quyền giám sát của mình, thậm chí còn tạo điều kiện cho những sai phạm của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nƣớc. Các cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa các nhà lãnh đạo các cơ quan nhà nƣớc với doanh nghiệp vẫn còn mang nặng tính hình thức, phong trào.

- Tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các cơ quan thông tin đại chúng chƣa cao. Có sự chênh lệch lớn về hƣởng thụ thông tin giữa các đối tƣợng dân cƣ (75% báo chí đƣợc phát hành ở khu vực thành phố trong khi đa số ngƣời dân ở nông thôn chỉ có 25%; thông tin dành cho lãnh đạo rất nhiều và đa dạng trong khi thông tin đến với ngƣời dân hoặc cán bộ thƣờng rất hạn chế,…).

- Công tác nắm bắt kịp thời và định hƣớng dƣ luận xã hội còn hạn chế. Nhiều vấn đề bức xúc của dân chƣa đƣợc giải quyết kịp thời. Chƣa có những giám sát đánh giá về năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc, về quan hệ nhà nƣớc với nhân dân, về chức năng phục vụ xã hội của quyền lực nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)