Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tổng thể về giám sát đối với quyền lực nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 98)

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện

3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tổng thể về giám sát đối với quyền lực nhà nƣớc

cụ thể; đồng thời, cho phép mở rộng các chủ thể xã hội khác đang tồn tại và ngày càng lớn mạnh trong xã hội dân sự hiện nay tham gia vào giám sát đối với quyền lực nhà nƣớc.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG GIÁM SÁT XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC VỚI QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC

Trên cơ sở quan điểm và phƣơng hƣớng về tăng cƣờng giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc, có thể nêu một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng vai trò giám sát của các chủ thể giám sát xã hội trong tình hình hiện nay nhƣ sau:

3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tổng thể về giám sát đối với quyền lực nhà nƣớc nƣớc

- Trong bối cảnh nhiều chủ thể với tính chất khác nhau có quyền tham gia giám sát, cần phân định rõ thẩm quyền, phạm vi của các chủ thể giám sát nhằm đảm bảo cho các chủ thể đó phát huy đƣợc tối đa quyền năng của mình, đồng thời tránh đƣợc sự trùng lặp hoặc bỏ sót nội dung, đối tƣợng trong hoạt động giám sát.

- Xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện cơ chế tổng thể về giám sát trong hệ thống chính trị theo phƣơng hƣớng đan xen, đa dạng, đa chiều mà Nghị quyết Đại hội Đảng X đề ra “…bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ chức, của cá nhân đối với cá nhân và tổ chức, kể cả đối với ngƣời lãnh đạo chủ chốt và tổ chức cấp trên”.

- Hậu quả pháp lý của các hoạt động giám sát phải đƣợc xác định trên cơ sở áp dụng các chế tài cụ thể đối với các đối tƣợng chịu sự giám sát. Việc áp dụng các chế tài đó nhằm đảm bảo cho các đối tƣợng chịu sự giám sát phải báo cáo, giải trình, có biện pháp tích cực khắc phục những vần đề mà yêu cầu thông qua hoạt động giám sát.

- Đối với mỗi loại giám sát hoặc mỗi chủ thể giám sát quan trọng, cần nghiên cứu ban hành văn bản pháp luật có nội dung và giá trị pháp lý phù hợp để điều chỉnh.

Trong đó, từng bƣớc nghiên cứu, ban hành Luật về giám sát xã hội trên cơ sở kế thừa và hợp nhất các luật, pháp lệnh, nghị định hiện hành, nhƣ: Luật Mặt trận Tổ quốc, Nghị định về Thanh tra nhân dân, các Quy chế dân chủ ở cơ sở,… (từ năm 1998, trong Nghị quyết về chƣơng trình xây dựng Luật, pháp lệnh, Quốc hội đã đề ra kế hoạch xây dựng Pháp lệnh về tổ chức giám sát của nhân dân nhƣng đến nay chƣa thực hiện đƣợc). Trong Luật đó quy định cụ thể về thẩm quyền, lĩnh vực, nội dung, hình thức,… của từng loại chủ thể giám sát xã hội, nhất là vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Đặc biệt, cần quy định về giới hạn quyền lực và trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc; sự phối hợp giữa các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nƣớc; ghi nhận thêm các kênh giám sát của nhân dân, vai trò của báo chí, dƣ luận xã hội, các biện pháp để bảo vệ an toàn cho ngƣời dân thực hành quyền giám sát.

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)