Những kinh nghiệm có thể áp dụng cho giám sát xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 43)

Qua những quy định và việc làm liên quan đến phát huy giám sát xã hội đối với cơ quan công quyền ở một số nƣớc đã tìm hiểu, chúng ta thấy một xu hƣớng chung trong xã hội hiện đại là các nhà nƣớc mạnh, tiến bộ luôn đề cao giám sát xã hội bởi họ ý thức đƣợc tăng cƣờng sự giám sát từ phía xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc là tất yếu và phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội hiện đại. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu giám sát và dân chủ hóa trong giám sát càng cao.

Bản chất của chế độ xã hội và nền dân chủ ở các nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa và các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa là khác nhau dẫn đến bản chất của giám sát xã hội ở hai hệ thống quốc gia này có sự khác nhau. Tuy nhiên trong hệ thống nào chúng ta cũng có thể chắt lọc lấy những kinh nghiệm chung cần vận dụng và học tập.

Một số nƣớc có thể chế chính trị tƣơng tự Việt Nam (Trung Quốc, Lào) có các tổ chức thành viên hệ thống chính trị gần giống nhƣ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức xã hội ở ta. Xu hƣớng chung ngày nay các nƣớc xã hội chủ nghĩa đều tăng cƣờng giám sát của Mặt trận, Công đoàn, các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị và bên ngoài nhà nƣớc.

Ngƣợc lại, ở các nƣớc tƣ bản, cũng là những nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, vai trò giám sát xã hội của các tổ chức xã hội, hiệp hội ngành nghề chiếm vị trí rất quan trọng. Hoạt động giám sát đi liền với phản biện xã hội là điều kiện để quá trình xây dựng và thực thi chính sách ở các nƣớc có khả năng đạt đến độ hoàn thiện cao hơn.

Bản thân các nhà nƣớc luôn cố gắng để tìm hiểu phía ngƣời dân xem họ muốn gì, kỳ vọng những gì ở các dịch vụ của chính phủ và chính phủ luôn cố gắng để đáp ứng tốt nhất những nguyện vọng đó.

Tăng cƣờng giám sát xã hội cũng chính là một trong những thƣớc đo đổi mới hoạt động của cơ quan nhà nƣớc. Nhiều nƣớc đã cải thiện chất lƣợng các dịch vụ chính phủ, sử dụng các tiêu chuẩn ISO, sử dụng Internet để cung cấp thông tin và dịch vụ. Công nghệ thông tin (IT) có thể giúp các chính phủ cung cấp dịch vụ tốt tới các công dân, giảm chi phí giao dịch và tăng sự minh bạch của chính phủ, đẩy mạnh giám sát của ngƣời dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.

trong cải cách hành chính. Đồng thời, rất chú trọng phát huy vai trò của báo chí, dƣ luận xã hội, cũng nhƣ sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn và khuyến khích công dân tích cực thực hiện quyền giám sát của mình.

Một vài nhận xét rút ra từ việc tìm hiểu giám sát xã hội ở một số nƣớc nêu trên là điều cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu thấu đáo để tiếp thu và vận dụng trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, tăng cƣờng giám sát của xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)