Hình thức giám sát của công dân

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 68)

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện

2.1.2.2. Hình thức giám sát của công dân

- Giám sát thông qua các cuộc họp để đƣợc nghe phổ biến thông tin về chủ

trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và việc triển khai thực hiện của chính quyền địa phƣơng, lãnh đạo đơn vị. Hình thức họp là hình thức đƣợc ngƣời dân tham gia vào loại phổ biến nhất. Ví dụ, trong một kết quả điều tra ở huyện Nho Quan, Ninh Bình thì 116/118 ngƣời trả lời họ tham gia giám sát qua các cuộc họp [27].

- Giám sát dưới hình thức kiến nghị đối với cơ quan nhà nước. Công dân có

thể nêu ý kiến kiến nghị trực tiếp của mình với cơ quan nhà nƣớc thuộc bất cứ lĩnh vực nào. Trên thực tế, đó thƣờng là thông qua những kiến nghị mà ngƣời dân rút ra từ việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ.

- Giám sát thông qua việc khiếu nại, tố cáo. Đây là hình thức cơ bản nhất để

công dân thực hiện giám sát đối với cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc.

Trong 5 năm từ 2001 - 2005, cả nƣớc đã tiếp 1,4 triệu lƣợt công dân khiếu tố, trụ sở tiếp dân của Đảng, Nhà nƣớc ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp gần 100.000 lƣợt công dân, trong đó 2.492 lƣợt tiếp đoàn đông ngƣời [31].

tổng số các khiếu nại, tố cáo nói chung (hàng năm, có khoảng 40.000 đơn gửi đến các cơ quan tƣ pháp). Trong số đó, chủ yếu là đề nghị xem xét lại các bản án, quyết định của tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (chiếm từ 70-75% số đơn khiếu nại gửi đến Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), khiếu nại về việc thi hành án dân sự, khiếu nại về việc khởi tố, điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khiếu nại về việc bị truy tố, xét xử oan sai.

Khiếu nại trong lĩnh vực hành chính hiện nay chủ yếu liên quan đến đất đai

(chiếm 63% tổng số các vụ khiếu nại). Các khiếu nại về chính sách xã hội đối với ngƣời có công, đối với thƣơng binh, gia đình liệt sỹ, chế độ đối với ngƣời lao động chiếm khoảng 11%.

Tố cáo trong lĩnh vực hành chính chủ yếu là về một số cán bộ, đảng viên lợi

dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, nhận hối lộ, cố ý làm trái chính sách, pháp luật trong quá trình quản lý, sử dụng đất; trong sản xuất kinh doanh và cả trong quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo (chiếm khoảng 60% tổng số các vụ tố cáo); tiếp tay cho buôn lậu, làm ăn phi pháp; bao che, không xử lý sai phạm của cấp dƣới (10%). Ngoài ra, các tố cáo về mất dân chủ, không công bằng trong việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, nhất là trong công tác cán bộ, về lối sống sa đọa, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức, …

Trong lĩnh vực tƣ pháp, ngoài một số nội dung tố cáo tƣơng tự nhƣ trong lĩnh vực hành chính đã nêu trên, nội dung các tố cáo tập trung vào việc một số cán bộ tƣ pháp đã ép cung, mớm cung, đối xử thô bạo với bị can, làm sai lệch hồ sơ vụ án; điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án không khách quan, vi phạm pháp luật, gây oan, sai,…[2].

Theo số liệu của Ban chỉ đạo liên ngành tổng kết Chỉ thị 09-CT/TW và pháp luật về khiếu nại, tố cáo, năm 2003, thống kê kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của 23 tỉnh, thành phố cho thấy có khoảng từ 50-60% số vụ việc khiếu nại đã đƣợc giải quyết và khoảng từ 60-70% số vụ việc tố cáo đã đƣợc giải quyết là đúng hoặc đúng một phần. Tuy nhiên, theo dữ liệu một số kỳ họp quốc hội những năm qua cho thấy, trong số những đơn tố cáo của nhân dân thì 90% là đúng sự thật, chỉ có 10% là

không đúng hoàn toàn [20]. Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, số Chủ nhật ra ngày 20/5/2006, dẫn số liệu của Thanh tra Chính phủ, khẳng định 50% số đơn, thƣ tố cáo nặc danh có nội dung phản ánh đúng sự thật.

- Giám sát thông qua các hình thức quy định trong các quy chế dân chủ ở cơ sở

Bảng sau đây cho thấy các hình thức, phƣơng thức giám sát của nhân dân ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn đƣợc dùng với những mức độ khác nhau. Bảng 4: Mức độ phù hợp của các hình thức giám sát [19, tr.135] Hình thức giám sát Phù hợp Cán bộ chính quyền Cán bộ đoàn thể Nhân dân

Tham gia trực tiếp 98,1 97,7 91,2

Tham gia báo cáo tổng kết 87,1 90,2 87,8

Góp ý bản kiểm điểm 83,7 87,2 83,1

Bỏ phiếu tín nhiệm 91,0 90,0 90,2

Phát hiện các tham nhũng 97,6 97,2 81,2

Qua kết quả khảo sát trên, có thể thấy đa số các hình thức, phƣơng thức giám sát đƣợc quy định là phù hợp với sự vận dụng của ngƣời dân.

Năm 2005, đã có 40 tỉnh, thành phố triển khai ra diện rộng chủ trƣơng lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã với 5.200 xã, phƣờng, thị trấn (82,3%) đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Số ngƣời đƣợc lấy phiếu tín nhiệm là 10.300 ngƣời, trong đó có trên 7.000 ngƣời (68,7%) đạt số phiếu tín nhiệm từ 90% đến 100%; 2.900 ngƣời (28%) đạt số phiếu tín nhiệm từ trên 70% đến 90%; gần 300 ngƣời (2,7%) đạt số phiếu tín nhiệm từ 50% đến dƣới 70%; có 62 ngƣời (gần 0,6%) đạt số phiếu tín nhiệm dƣới 50%.

Đến nay, cũng đã có 32 tỉnh, thành phố triển khai ra diện rộng việc lấy tín nhiệm đối với trƣởng thôn, tổ trƣởng dân phố, với 32.900 thôn, tổ dân phố (73,5%) đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Số ngƣời lấy phiếu tín nhiệm là 32.900 ngƣời, trong đó, có 28.900 ngƣời (90%) đạt số phiếu tín nhiệm từ 70 đến 100%; có 2.500 ngƣời (7,4%) đạt số phiếu tín nhiệm từ 50% đến dƣới 70%. Có 880 ngƣời (2,6%) đạt số phiếu tín nhiệm dƣới 50%.

nhiệm thấp dƣới 50% đƣợc xử lý bằng 2 hình thức: đƣa ra hội đồng nhân dân miễn nhiệm và không giới thiệu nhân sự tham gia khóa mới. Trƣờng hợp trƣởng thôn, tổ trƣởng dân phố có phiếu tín nhiệm thấp dƣới 50% đƣa ra hội nghị nhân dân ở khu dân cƣ để bỏ phiếu miễn nhiệm [38].

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)