Nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 48)

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện

2.1.1.2. Nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

không giới hạn. Điều 1 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định có tính chất mở, tổ chức muốn gia nhập Mặt trận chỉ cần trên cơ sở tự nguyện, tán thành Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đƣợc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xem xét, công nhận. Chính vì vậy, xu hƣớng hiện nay là Mặt trận ngày càng mở rộng phạm vi các tổ chức thành viên với sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức nhân đạo, từ thiện,…. Hội Chữ thập đỏ, Hội Ngƣời cao tuổi là các tổ chức thành viên đã có cơ cấu đến tận thôn, làng và đang tiếp tục phát triển. Một số địa phƣơng thành lập các hội nhƣ Hội khuyến học, Hội làm vƣờn, Hội sinh vật cảnh,… Các hội này không phải là bộ phận của hệ thống chính trị, không có quy chế pháp lý nhƣ các tổ chức chính trị - xã hội nêu trên nhƣng cũng đƣợc quần chúng hƣởng ứng và tham gia tích cực, có vai trò nhất định trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung của địa phƣơng, đất nƣớc.

2.1.1.2. Nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thành viên

Giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với hoạt động tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nƣớc thời gian qua chủ yếu đƣợc thực hiện trên các nội dung sau:

a) Giám sát hoạt động xây dựng pháp luật, chính sách:

Nội dung này bao gồm cả giám sát đối với hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy trong suốt quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đây là nội dung chủ yếu thực hiện bởi Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở cấp trên cơ sở, nhất là cấp Trung ƣơng.

Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát đối với hầu hết văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực, song tập trung nhất là đối với các văn bản quy định liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực sau:

+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

thức, chức sắc tôn giáo, già làng, trƣởng bản, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài,…

+ Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, bộ máy nhà nƣớc và các thành viên trong hệ thống chính trị; quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động xây dựng pháp luật, chính sách trong các lĩnh vực liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích hoạt động hoặc đối tƣợng quần chúng do mình tập hợp và phụ trách.

Giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên đối với hoạt động xây dựng pháp luật chính sách nhằm theo dõi, xem xét quá trình soạn thảo có đúng Hiến pháp và pháp luật hay không; nội dung các dự thảo văn bản pháp luật có thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân hay không; đảm bảo tính thiết thực, khả thi và phản ánh đúng xu hƣớng vận động, phát triển của xã hội hay không.

Mức độ tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên để giám sát hoạt động xây dựng pháp luật có thể nhƣ sau:

- Trực tiếp là cơ quan chủ trì soạn thảo: Thời gian qua, Ủy ban Trung ƣơng

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ƣơng một số tổ chức thành viên đã từng đƣợc giao là cơ quan chủ trì soạn thảo nhiều dự án Luật, pháp lệnh, nghị định. Ví dụ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức soạn thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nghị định 50/2001/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì xây dựng dự án Luật thanh niên; Trung ƣơng Hội Luật gia Việt Nam chủ trì soạn thảo Luật trƣng cầu ý dân, .... Trong những trƣờng hợp đó, Mặt trận và các tổ chức thành viên không chỉ tổ chức soạn thảo và trình dự án luật mà còn thực hiện việc giám sát, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc trong việc thực hiện các khâu trong quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho đến khi văn bản đƣợc chính thức ban hành.

- Cử đại diện tham gia Ban soạn thảo: Một số lớn các luật, pháp lệnh, nghị

định có thành phần đại diện Mặt trận Tổ quốc hoặc một tổ chức thành viên liên quan nào đó tham gia Ban soạn thảo: Dự thảo Luật về Hội, dự thảo Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở,… Đại diện của Mặt trận hoặc tổ chức thành viên trong Ban soạn thảo giám sát

toàn bộ quá trình soạn thảo từ khi ban soạn thảo đƣợc thành lập.

- Tổ chức góp ý kiến các dự án luật do cơ quan nhà nước chủ trì soạn thảo:

Hầu hết các luật, pháp lệnh, nghị định của chính phủ đều gửi lấy ý kiến Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Trên cơ sở đó, Mặt trận phối hợp với các cơ quan soạn thảo tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, hội viên đóng góp ý kiến, nhất là đối với các dự án luật liên quan.

- Có ý kiến chính thức trong giai đoạn thẩm định và thông qua luật: Từ Quốc

hội khóa XI, trong chƣơng trình xây dựng pháp luật của Quốc hội đã có sự tham gia đóng góp của đại diện Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên, đến bộ máy nhà nƣớc.

Theo Báo cáo của Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong nhiệm kỳ 1999 - 2004, Mặt trận đã tham gia góp ý, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, góp ý 25 dự thảo luật, 20 dự thảo pháp lệnh và dự thảo các nghị định của Chính phủ, tiêu biểu nhƣ: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự; Bộ luật tố tụng dân sự, Luật đất đai, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật thi đua - khen thƣởng, v.v.. Những năm gần đây, do chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhà nƣớc nhiều hơn nên số lƣợng văn bản quy phạm pháp luật mà Mặt trận và các tổ chức thành viên tham gia giám sát cũng nhiều hơn; mỗi năm, trung bình Mặt trận Tổ quốc góp ý và giám sát khoảng 20 dự án luật, pháp lệnh và các nghị định. Nhiều ý kiến đóng góp của Mặt trận đã đƣợc các cơ quan xây dựng pháp luật tiếp thu, bổ sung góp phần làm cho các văn bản luật đƣợc thông qua ngày càng phù hợp với thực tiễn, đáp ứng đƣợc nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân.

Tổng liên đoàn lao động Việt nam từ năm 2003 đến nay đã tham gia với Nhà nƣớc xây dựng, bổ sung, sửa đổi 45 dự án luật, pháp lệnh, nghị định và nhiều văn bản về chế độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến công nhân viên chức lao động. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngoài việc chủ trì soạn thảo Luật thanh niên, Chiến lƣợc quốc gia về phát triển thanh niên Việt Nam còn tham gia giám sát việc ban hành các chính sách liên quan đến việc học tập, hoạt động văn hóa - văn nghệ, vui chơi giải trí

của thanh niên, công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng,… Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia xây dựng Luật bình đẳng giới,… [16, 25, 32].

b) Giám sát việc thực thi pháp luật, chính sách

Việc tổ chức thực thi pháp luật, chính sách chủ yếu thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ. Trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, quản lý đất nƣớc, Chính phủ đã phối hợp với Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và cơ quan trung ƣơng của các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và tổ chức, chỉ đạo các phong trào nhân dân thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Nội dung pháp luật, chính sách đƣợc giám sát chủ yếu là: Các nội dung pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân; tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; pháp luật về khiếu nại, tố cáo; quy chế dân chủ ở cơ sở; các chế độ, chính sách về các đối tƣợng đặc thù (ngƣời có công, thƣơng binh, gia đình liệt sỹ, lao động nữ trong doanh nghiệp, lao động trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại,…).

Để tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia và giám sát trong lĩnh vực hành pháp, Chính phủ thƣờng xuyên mời Chủ tịch Uỷ ban trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và ngƣời đứng đầu cơ quan trung ƣơng của các đoàn thể nhân dân dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn về các vấn đề có liên quan; thƣờng xuyên thông báo cho Uỷ ban trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và cơ quan trung ƣơng của các đoàn thể nhân dân tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, chủ trƣơng, công tác lớn của Chính phủ. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi (cấp kinh phí, giao dự án, cho áp dụng cơ chế thích hợp,…) để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, động viên, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Nhiều đoàn thể có định kỳ hàng năm làm việc với Thủ tƣớng Chính phủ, Chủ tịch nƣớc, nhƣ: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ

Chí Minh. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc nhiều địa phƣơng đã xây dựng quy chế phối hợp công tác với Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đồng thời phối hợp với ngành tƣ pháp, Hội Luật gia, Bộ Công an... tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, vận động nhân dân sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Trên thực tế, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên giám sát việc thi hành pháp luật, chính sách chủ yếu thông qua các hoạt động thực tiễn của Mặt trận và các tổ chức thành viên trên mọi lĩnh vực của đời sống, tiêu biểu nhƣ: Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xóa đói giảm nghèo”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đặc biệt là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cƣ”. Thông qua các cuộc vận động để phát hiện những chính sách, pháp luật có đƣợc thực thi hay không, có phù hợp với tình hình thực tiễn hay không. Theo Báo cáo của Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đến cuối năm 2005, cả nƣớc đã có 32.481 làng văn hóa, khu phố văn hóa (chiếm tỷ lệ 36,6%), trên 12.826 gia đình văn hóa (chiếm 72%). Đây cũng là những làng, khu phố, gia đình không vi phạm pháp luật, không có khiếu nại, tố cáo [4].

Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là chủ trƣơng lớn của Đảng, là một việc làm khó khăn, phức tạp và mới mẻ. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên các cấp đã chủ động phối hợp với các cấp chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Quy chế dân chủ tới từng cộng đồng dân cƣ, từng hộ gia đình. Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần thiết thực nâng cao ý thức và trách nhiệm làm chủ của nhân dân, làm cho nhiều ngƣời tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần củng cố hệ thống chính trị xã, phƣờng, thị trấn.

Bảng kết quả khảo sát sau đây của Dự án Phát huy dân chủ xã, phƣờng do Hội Nhà báo chủ trì cho thấy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên vào hoạt động giám sát theo các nội dung mà Quy chế dân chủ ở cơ sở đặt ra:

Bảng 1: Sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên vào

hoạt động giám sát (tỷ lệ %) [19, tr.147]

Các lĩnh vực Mặt trận TQV N Công

đoàn Hội nông dân Hội phụ nữ Đoàn thanh niên Hội Cựu chiến binh Hội Ngƣời cao tuổi Hoạt động của chính quyền 95,7 95,2 95,7 92,5 100 95,1 84,6 Kết quả thực hiện Nghị quyết

Hội đồng nhân dân

95,7 95,2 93,5 92,5 97,1 92,7 92,0 Phẩm chất cán bộ 95,3 95,2 91,1 94,9 91,2 87,8 92,3 Giải quyết khiếu nại, tố cáo 89,1 100 89,1 90,0 100 90,0 80,0 Dự toán, quyết toán ngân

sách

93,2 76,2 84,8 82,1 75,0 85,0 64,0 Quản lý đất đai 89,1 81,0 79,1 63,9 70,6 76,9 50,0 Công trình triển khai trên địa

bàn

83,3 66,7 79,1 78,9 84,8 75,7 65,4 Thực hiện quyết toán công

trình 88,6 85,0 82,2 76,9 67,6 85,0 72,0

Thu chi các quỹ 89,1 81,0 86,0 85,0 78,8 90,2 73,1 Giải quyêt các tiêu cực 77,3 85,0 78,0 73,7 70,6 84,6 72,7 Thực hiện chế độ, chính sách 100 95,0 95,5 95,0 94,6 97,5 88,5 Ngoài việc tham gia cùng với Mặt trận giám sát, có những trƣờng hợp các tổ chức chính trị - xã hội còn độc lập thực hiện quyền giám sát đối với việc thực thi pháp luật, chính sách trong phạm vi lĩnh vực hoạt động và đối tƣợng của mình. Ví dụ, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trong 2 năm (2004, 2005) đã tham gia giám sát việc thực hiện Bộ luật lao động và Luật Công đoàn tại 12 Tổng công ty nhà nƣớc và 74 doanh nghiệp. Các cấp công đoàn đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, Luật công đoàn và chế độ, chính sách ở hàng ngàn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Qua kiểm tra, phát hiện điều kiện làm việc của ngƣời lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ chậm đƣợc cải thiện, có tới 37,8% doanh nghiệp đƣợc kiểm tra vi phạm pháp luật về bảo hiểm lao động; hàng năm, chỉ có từ 8-20% công nhân lao động đƣợc khám sức khỏe định kỳ và 20% làm việc trong môi trƣờng độc hại đƣợc khám bệnh nghề nghiệp; 40% doanh nghiệp không huấn luyện thƣờng xuyên về an toàn, vệ sinh lao động cho ngƣời lao động; số tai nạn lao động tăng trung bình hàng năm khoảng 8,9% và số ngƣời chết tăng 7,8%, số ngƣời bị mắc bệnh nghề nghiệp cũng tăng. Từ đó, Công đoàn kiến nghị phải tăng cƣờng hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về vệ sinh, an toàn lao động [31].

c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trong lĩnh vực này, Mặt trận Tổ quốc đã giám sát thông qua việc tổ chức tiếp dân, tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại, tố cáo rồi chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết đối với những đơn thƣ khiếu nại, tố cáo liên quan đến những đối tƣợng do Mặt trận trực tiếp vận động, đến cán bộ của Mặt trận và những trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo báo cáo của Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đến nay 100% cơ quan Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, thành phố đã có phòng tiếp dân và thƣờng xuyên bố trí từ 1-2 cán bộ tiếp dân có trình độ trung cấp pháp lý trở lên đảm nhiệm. Trên 70% cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã tiếp dân tại phòng làm việc.

Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng đƣợc thực hiện với tính chất là một nội dung hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Trong 5 năm 1999 - 2004, thanh tra nhân dân đã giám sát, kiến nghị đƣợc 95.694 đơn khiếu nại và 12.970 đơn tố cáo.

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 48)