Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức xã hội, các tập thể lao động và các hình thức giám sát trực tiếp của công dân

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 102)

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện

3.3.3. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức xã hội, các tập thể lao động và các hình thức giám sát trực tiếp của công dân

các hình thức giám sát trực tiếp của công dân

- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các văn bản luật quan trọng nhằm củng cố cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội, trong đó, tập trung hoàn thiện và sớm ban hành Luật về hội thay thế cho việc hiện nay chỉ áp dụng Nghị định 88/2003/NĐ-CP. Các quy định về hội nên có nội dung khuyến khích và phát huy sự tham gia, giám sát Nhà nƣớc của các hội chứ không chỉ nặng về quản lý nhà nƣớc đối với hội nhƣ hiện nay.

- Nghiên cứu sửa đổi quy định về những hình thức giám sát của công dân đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế hoặc điều chỉnh cách làm cho phù hợp (ví dụ: Hình thức lấy phiếu tín nhiệm với lãnh đạo cấp xã trở lên thì phù hợp còn thực tế vừa qua cho thấy nếu cũng lấy phiếu tín nhiệm nhƣ vậy, tức là cũng phải viết kiểm điểm, trình bày kiểm điểm, nghe góp ý, đối với Trƣởng thôn, Trƣởng khu phố thì thấy rất miễn cƣỡng bởi chức vụ đó thực ra ít ngƣời muốn nhận làm “vác tù và hàng tổng”). Ngoài việc sửa đổi pháp luật về Luật Khiếu nại, tố cáo, ban hành Luật phòng, chống tham nhũng,… vừa qua, chúng ta còn thiếu nhiều văn bản cụ thể hóa các luật về thẩm quyền, thủ tục, trình tự thực hiện quyền giám sát của ngƣời dân nên nhiều vấn đề, nhiều sự việc nhân dân biết, đoàn thể xã hội biết, nhƣng chƣa triển khai thực hiện trên thực tế.

- Xây dựng nề nếp cơ chế phát huy trí tuệ của dân đóng góp vào việc hoạch định các chủ trƣơng, chính sách, quy hoạch của Nhà nƣớc, vào các công việc của chính quyền địa phƣơng; phát huy tính tích cực chính trị - xã hội tiềm ẩn trong mỗi ngƣời dân; nâng cao dân trí gắn liền với thực hành dân chủ là bƣớc đi thích hợp nhất. - Tạo điều kiện cần thiết để phát huy vai trò và khả năng giám sát, kiểm tra của dân đối với hoạt động của cơ quan, công chức nhà nƣớc, đặc biệt là đối với việc sử dụng vốn và tài sản công. Thực tiễn cho thấy các vụ tham nhũng lớn khó lọt qua

tai mắt của dân, trƣớc hết là những ngƣời làm việc trong các cơ quan, đơn vị xảy ra sai phạm.

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)