- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện
2.2.2.2. Một số kinh nghiệm
Từ thực tiễn giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc thời gian qua, có thể nêu một số kinh nghiệm để thực hiện quyền giám sát của các chủ thể đƣợc tốt hơn nhƣ sau:
- Trong hoạt động giám sát của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội luôn luôn phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống chính trị, đặc biệt là mối quan hệ phối hợp công tác với chính quyền.
- Nội dung, hình thức, điều kiện giám sát phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Đa dạng hóa các hình thức văn bản quy phạm pháp luật, các hình thức hƣớng dẫn, đặc biệt là hƣớng dẫn liên tịch về thực hiện giám sát xã hội. Quy trình hóa và cụ thể hóa để hoạt động giám sát ở cơ sở dễ thực hiện.
- Luôn chú trọng phối hợp về nghiệp vụ với các cơ quan có chức năng giám sát của Đảng (Ủy ban kiểm tra Trung ƣơng, các cấp ủy), Nhà nƣớc (Quốc hội, Hội
đồng nhân dân, Thanh tra nhà nƣớc, Viện kiểm sát nhân dân).
- Phát huy yếu tố chủ động, năng lực sáng tạo, sự phối hợp đồng bộ giữa Mặt trận với các tổ chức thành viên, huy động đông đảo nhân dân tham gia theo phƣơng châm “nhân dân là tai mắt” để giám sát cơ quan, cán bộ nhà nƣớc.
- Trong giám sát của mỗi chủ thể xã hội, phải biết chọn việc, chọn điểm, cụ thể là chọn lĩnh vực, nội dung phù hợp với năng lực thực tiễn, kinh nghiệm, chức năng hoạt động chính của mình. Tích cực thực hiện quyền kiến nghị và giám sát thực hiện các kiến nghị đối với cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc.
Chƣơng 3