Nội dung giám sát của công dân

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 65)

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện

2.1.2.1. Nội dung giám sát của công dân

Công dân, những ngƣời có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có quyền giám sát hoạt động của tất cả các cơ quan, tất cả những ngƣời có chức vụ, quyền hạn, không có bất kỳ sự hạn chế nào. Tuy nhiên, trên thực tế, công dân thƣờng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc và hoạt động của những ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện và bảo vệ các quyền chủ thể của họ do pháp luật quy định. Ví dụ: Khi đi học, đi thi công dân có quyền giám sát đối với hoạt động của các công chức, viên chức trong ngành giáo dục; khi thực hiện quyền tự do kinh doanh, công dân có quyền giám sát các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, quản lý thị trƣờng,…

Một nhóm nội dung giám sát quan trọng của công dân là giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và cụ thể là giám sát theo các nội dung tại điều 12 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; điều 20 Quy chế dân chủ ở cơ quan; điều 14 Quy chế

dân chủ trong doanh nghiệp nhà nƣớc.

Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ban hành kèm theo Nghị định 79/2003/NĐ- CP của Chính phủ quy định 11 việc dân đƣợc giám sát, kiểm tra. Căn cứ vào đó, thời gian qua, chính quyền các cấp đã tạo nhiều điều kiện để ngƣời dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tính đến cuối năm 2005, trên cả nƣớc đã có 95% xã, phƣờng, thị trấn thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính, các khoản phí, lệ phí, đóng góp của dân, công khai các phƣơng án sản xuất, việc giải quyết cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, địa chính, hộ tịch, hộ khẩu, công chứng; chế độ cho các đối tƣợng chính sách,…

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, doanh nghiệp, việc tổ chức hội nghị công nhân viên chức đã đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh ở 95% các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và 93% doanh nghiệp nhà nƣớc. Nhiều cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đã rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới một số quy chế, quy định cụ thể hóa việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhƣ: Quy chế công khai tài chính, quy chế tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, quy chế tuyển dụng, đề bạt, nâng lƣơng, khen thƣởng,…[4].

Ở các cơ sở xã, phƣờng, thị trấn, ngƣời dân đã kiểm tra, giám sát một cách trực tiếp, chặt chẽ việc thu, chi, sử dụng các loại quỹ, các công trình có sự đóng góp của mình. Để làm việc này, ngƣời dân tự cử ra đại diện (phần lớn không phải là cán bộ) trực tiếp thu tiền, chi tiêu, thanh quyết toán. Ngƣời dân cũng cử ra tổ kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. Có những công trình đƣờng làng, ngõ xóm, khi triển khai đến địa phận nhà nào thì nhà đó trực tiếp cử ngƣời giám sát chất lƣợng.

Kết quả mẫu khảo sát dƣới đây do nhóm các nhà khoa học thuộc Học viện Hành chính quốc gia thực hiện tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho thấy những nội dung và mức độ dân tham gia giám sát theo Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Bảng 2: Về nội dung và mức độ dân tham gia giám sát [27], tỷ lệ %

Nội dung Tổng

cộng

Quỳnh

Lƣu Cúc Phƣơng Gia Thủy T.T Nho Qua n

Việc thu chi các loại

quỹ Có giám sát 34 25 28 32 (82%) 119

Không giám sát 2 5 3 16 26

Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

Có giám sát 35 20 30 33 118 (81,5%) Không giám sát 1 10 1 15 27 (18,5%) Công trình xây dựng do dân đóng góp Có giám sát 32 27 29 28 (80%) 116 Không giám sát 4 3 2 20 29

Việc thu chi các loại phí và lệ phí, nghiệm thu, quyết toán công trình dân đóng góp

Có giám sát 29 22 30 27 108

(74,5%)

Không giám sát 7 8 1 21 37

(25,5%) Quá trình giải quyết

khiếu nại, tố cáo và kết quả thanh tra, kiểm tra giải quyết các vụ tiêu cực ở địa phƣơng

Có giám sát 24 10 12 13 59

(41%)

Không giám sát 12 20 19 25 86

(59%) Nhƣ vậy, theo ý kiến ngƣời dân, những việc họ tham gia giám sát nhiều nhất là: Việc thu, chi các loại quỹ; Hoạt động của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân. Trong khi đó, những việc nhƣ: Việc thu, chi các loại phí và lệ phí; Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vụ tiêu cực thì mức độ tham gia giám sát thực tế ít hơn. Điều này không chỉ thuộc về bản thân ngƣời dân mà còn có cả yếu tố sự đánh giá của cán bộ lãnh đạo về khả năng ngƣời dân tham gia giám sát. Bảng kết quả khảo sát sau đây cho thấy phần nào điều đó:

Bảng 3: Đánh giá khả năng giám sát của người dân (tỷ lệ %) [19, tr.132]

Các lĩnh vực Ý kiến cán bộ đoàn thể Ý kiến lãnh đạo xã, phƣờng Có khả năng Ít khả năng Không có khả năng Có khả năng Ít khả năng Không có khả năng Hoạt động của chính quyền

xã, phƣờng

81,6 15,4 3,0 82,8 16,3 1,0 Kết quả thực hiện nghị quyết

của Hội đồng nhân dân 84,6 14,2 1,1 82,9 16,1 0,9 Phẩm chất đạo đức cán bộ 88,3 11,3 0,4 88,6 10,9 0,5 Giải quyết khiếu nại, tố cáo 77,4 19,2 3,4 81,4 17,1 1,4 Dự toán, quyết toán ngân sách 59,9 34,4 5,7 66,0 30,1 3,9

Nghiệm thu, giám sát công

trình 68,2 27,5 4,3 75,4 22,2 2,4

Giám sát công trình cấp trên 64,5 27,0 8,6 47,3 41,4 11,3 Quản lý sử dụng đất đai 70,7 24,7 4,6 67,3 27,9 4,8 Thu chi các quỹ 85,9 12,2 1,9 83,7 14,9 1,4 Kết quả thanh tra, kiểm tra 67,6 26,6 5,8 75,6 20,4 4,0 Thực hiện chế độ chính sách 88,7 10,2 1,1 88,2 10,0 1,9

Nhƣ vậy, khả năng giám sát của ngƣời dân đƣợc đánh giá là cao trong nhiều lĩnh vực nhƣ: Hoạt động của chính quyền xã, phƣờng; kết quả thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Hoạt động và tƣ cách đạo đức của cán bộ cơ sở; giải quyết các đơn thƣ khiếu tố; thu chi và sử dụng các quỹ cũng nhƣ việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nƣớc (trên 80% số ý kiến đánh giá có khả năng). Ngƣợc lại, một số hoạt động khác, nhƣ: Dự toán và quyết toán ngân sách địa phƣơng; Giám sát nghiệm thu các công trình cấp trên triển khai tại địa bàn còn nhiều ý kiến cho rằng khả năng giám sát của nhân dân không cao, khó thực hiện đƣợc.

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)