Pháp luật về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 32)

chức thành viên

a) Quyền giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên: Điều 9 của Hiến

pháp quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận … tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nƣớc chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ…, giám sát hoạt động của cơ quan nhà

nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước”. Trên cơ sở nguyên tắc hiến

định này, pháp luật có những quy định cụ thể để thực hiện quyền giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên.

b) Về chủ thể giám sát: Chủ thể giám sát là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt

chung và các thành viên tuân theo nguyên tắc “Hiệp thƣơng dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động” (Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ của Mặt trận; đồng thời các tổ chức thành viên vẫn duy trì tính độc lập của tổ chức mình (Điều 4 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội thành viên của Mặt trận Tổ quốc có thể thực hiện quyền giám sát của mình thông qua Mặt trận; đồng thời có quyền giám sát một cách độc lập. Ví dụ: Công đoàn “là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của ngƣời lao động”, Điều 10 Hiến pháp 1992 quy định: “Công đoàn … cùng cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những ngƣời lao động khác; tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan

nhà nước, tổ chức kinh tế; …”. Điều lệ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính

trị - xã hội đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (Bộ Nội vụ) phê chuẩn nhƣ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam,… đều có điều khoản ghi nhận chức năng, nhiệm vụ giám sát hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc.

c) Tính chất, mục đích, đối tượng giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên đƣợc quy định tại Điều 12 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nƣớc, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

d) Hình thức giám sát: Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc đƣợc thực

hiện bằng các hình thức:

- Động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát.

- Tham gia giám sát cùng với các cơ quan quyền lực nhà nƣớc:

- Thông qua hoạt động của mình tổng hợp ý kiến của nhân dân và các tổ chức thành viên của Mặt trận kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biểu dƣơng, khen thƣởng những cơ quan, cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và xem xét,

xử lý những trƣờng hợp vi phạm pháp luật.

* Trong việc thực hiện các hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc chúng ta thấy rõ vai trò của các ban thanh tra nhân dân ở cơ sở. Pháp luật quy định: Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phƣờng, thị trấn, cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc (Khoản 4 Điều 4 Luật Thanh tra).

Tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhân dân đƣợc Chính phủ, sau khi trao đổi, thống nhất với Ban thƣờng trực Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, quy định tại Nghị định số 99/2005/NĐ-CP.

Thanh tra nhân dân thực hiện giám sát đối với việc thực hiện chính sách pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Khi thực hiện giám sát theo 3 nội dung trên, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì kiến nghị ngƣời có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó. Khi cần thiết, Ban thanh tra nhân dân đƣợc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn, ngƣời đứng đầu cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc giao xác minh những vụ việc nhất định. Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn, ngƣời đứng đầu cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc khắc phục sở hở, thiếu sót đƣợc phát hiện qua giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và ngƣời lao động.

Hiện nay, thẩm quyền, trách nhiệm và phạm vi giám sát của thanh tra nhân dân mới đƣợc pháp luật quy định cụ thể đối với 3 loại hình: Thanh tra nhân dân ở xã, phƣờng thị trấn; Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp và Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nƣớc. Pháp luật cũng quy định trách nhiệm và thời gian cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đƣợc kiến nghị của thanh tra nhân dân phải xem xét, giải quyết.

đ) Nội dung giám sát: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chƣa có quy định đầy

đủ các nội dung giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên tuy nhiên tham chiếu các quy định trong các lĩnh vực pháp luật khác cho thấy giám sát của Mặt trận

Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với quyền lực nhà nƣớc đƣợc thực hiện chủ yếu trên các nội dung sau:

- Giám sát các hoạt động bầu cử.

- Giám sát hoạt động xây dựng pháp luật thông qua việc góp ý, nhận xét về tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản pháp luật trong quá trình soạn thảo cũng nhƣ khi đã ban hành.

- Giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật đã đƣợc ban hành thông qua việc vận động nhân dân thi hành chính sách, pháp luật.

- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua việc Mặt trận tiếp dân tham gia giải quyết đơn thƣ theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Mặt trận giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc.

- Giám sát hoạt động tƣ pháp theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, việc lựa chọn, giới thiệu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, các chức danh tƣ pháp khác.

- Giám sát đối với cán bộ, công chức nhà nƣớc theo Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 21/4/2006) đối với cá nhân làm việc tại cấp xã; cá nhân cƣ trú ở cấp xã, khu dân cƣ nhƣng công tác ở nơi khác và cá nhân công tác tại tổ chức cấp xã và các tổ chức đóng trên địa bàn xã, khu dân cƣ; tổ chức đóng trên địa bàn xã, khu dân cƣ thƣờng xuyên tiếp xúc với dân, giải quyết những việc trực tiếp liên quan đến quyền lợi của ngƣời dân.

e) Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hoạt động giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên

Pháp luật quy định cơ quan nhà nƣớc khi thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra ở địa phƣơng có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, tiếp thu kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đặc biệt, trong hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan thuộc Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, pháp luật đều có quy định phải mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia giám sát; cung cấp thông tin có liên quan đến công tác giám sát của Hội đồng nhân dân cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; tạo điều kiện

để đại diện Ban Thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đƣa kiến nghị liên quan đến nội dung giám sát; tiếp nhận những thông tin có liên quan đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân do Ban Thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cung cấp.

Đối với các cơ quan, cá nhân là đối tƣợng giám sát phải có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện và trả lời khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên thực hiện giám sát, cụ thể là:

- Ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát. Khi nhận đƣợc kiến nghị của Mặt trận thì ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, trả lời trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

- Cử đại diện tham gia hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị.

- Tiếp, cung cấp thông tin và giải trình những vấn đề liên quan theo yêu cầu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi tiến hành hoạt động giám sát.

- Xem xét, giải quyết kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc biểu dƣơng, khen thƣởng ngƣời tốt, việc tốt; xem xét, giải quyết, xử lý kịp thời những trƣờng hợp vi phạm pháp luật và thông báo kết quả xử lý cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kiến nghị.

- Nghiên cứu, xem xét những kiến nghị của tổ chức, cá nhân về việc đình chỉ hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật đƣợc phản ánh thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

- Pháp luật cũng có quy định, trƣờng hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam hoặc tổ chức thành viên chƣa tán thành với việc trả lời kiến nghị thì các bên phối hợp thảo luận để thống nhất phƣơng án giải quyết. Nếu không thống nhất thì báo cáo lên cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp trên. Cơ quan nhà nƣớc cấp trên xem xét, giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc báo cáo.

Thời hạn trên đƣợc quy định ngắn hơn trong Nghị quyết liên tịch số 05/2006 là 20 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc kiến nghị. Đồng thời, cũng có quy định trong trƣờng hợp cơ quan nhà nƣớc cấp trên trực tiếp không trả lời theo thời hạn trên, hoặc

việc trả lời không đƣợc Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã chấp nhận, Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã trực tiếp báo cáo lên Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp tỉnh để báo cáo lên Ban Thƣờng trực Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo xử lý.

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)