- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện
3.2.2. Những phƣơng hƣớng tăng cƣờng giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc
thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng đề ra; góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ hữu cơ giữa Đảng – Nhà nƣớc – Nhân dân trong đó Nhà nƣớc là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là ngƣời tổ chức và thực hiện đƣờng lối chính trị của Đảng. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia giám sát đối với quyền lực nhà nƣớc.
Cùng với xu thế phát triển của xã hội thì dân chủ hóa và xã hội hóa đang ngày càng đƣợc mở rộng. Mối tƣơng quan giữa các loại giám sát của nhà nƣớc và giám sát của xã hội chắc chắn sẽ dần thay đổi theo hƣớng tăng cƣờng và mở rộng sự giám sát của các tổ chức xã hội và công dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc.
3.2.2. Những phƣơng hƣớng tăng cƣờng giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc nƣớc
Quán triệt các quan điểm nêu trên, phƣơng hƣớng tăng cƣờng giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta cần đƣợc xác định trong giai đoạn hiện nay là:
(1)- Tăng cường các lĩnh vực, nội dung giám sát xã hội, bảo đảm cho giám sát
xã hội đƣợc thực hiện trên cả 3 nhánh của quyền lực nhà nƣớc, đó là lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Khắc phục tình trạng hiện nay chủ yếu là “tham gia”, “chứng kiến” hoạt động của cơ quan nhà nƣớc một cách chung chung, cần quy định và định hƣớng sự giám sát của xã hội vào những phạm vi, giới hạn cụ thể và những cơ chế kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nƣớc. Muốn làm đƣợc điều đó, phải hƣớng đến mục tiêu xây dựng một cơ chế tổ chức thực thi quyền lực nhà nƣớc trong xã hội theo phƣơng châm: Cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà “pháp luật cho phép” còn công dân thì được làm “tất cả những gì mà pháp luật
không cấm”. Ngoài phạm vi giới hạn quyền lực đƣợc quy định bởi pháp luật, các cơ
quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì gây thiệt hại cho xã hội và công dân.
trong tất cả các công đoạn của quy trình lập pháp; đảm bảo để nhân dân tham gia tích cực và hiệu quả trong các hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội, các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành, thông qua đó thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền giám sát của mình.
Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện quy chế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc.
Có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật. Có quy định về việc tiếp thu ý kiến một cách hợp lý.
Cải tiến chế độ tiếp xúc, báo cáo của đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân với cử tri về công tác xây dựng pháp luật, tạo điều kiện để nhân dân không chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của mình.
+ Trong lĩnh vực hành pháp, trọng tâm là giám sát việc lập quy và thi hành
pháp luật của các cơ quan, công chức nhà nƣớc; giám sát giới hạn quyền lực của cơ quan hành chính trong việc tuân thủ tuyệt đối những quy định mà cơ quan quyền lực (lập pháp) đã đặt ra.
Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm mọi quyết định và hành vi hành chính trái pháp luật đều đƣợc phát hiện và có thể bị khởi kiện trƣớc tòa án; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hƣớng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời đảm bảo tính thông suốt, hiệu quả của quản lý hành chính.
Hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân đối với các hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức; mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để ngƣời dân tham gia vào công việc của Nhà nƣớc.
+ Trong lĩnh vực tư pháp, tiếp tục phát huy vai trò giám sát của các cơ quan
dân cử, công luận và nhân dân đối với hoạt động tƣ pháp; xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tƣ pháp, hoàn thiện các thủ tục tố tụng tƣ pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân
chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời; từng bƣớc thực hiện việc công khai hóa các bản án, trừ những bản án hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc liên quan đến thuần phong mỹ tục; hạn chế sự vi hiến, vƣợt quá thẩm quyền của cơ quan tƣ pháp trong hoạt động.
Động viên nhân dân phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động tƣ pháp, qua đó kiến nghị với các cơ quan tƣ pháp khắc phục, sửa chữa.
(2)- Mở rộng phạm vi tham gia và thẩm quyền giám sát của các chủ thể giám
sát xã hội:
Phạm vi và thẩm quyền giám sát mới đƣợc quy định trực tiếp cho Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên Mặt trận và cá nhân công dân. Trong thời gian tới, phƣơng hƣớng này có thể thực hiện bằng cách:
+ Quy định rõ ràng hơn về thẩm quyền các tổ chức xã hội đƣợc tham gia giám sát; thừa nhận một chủ thể hay một loại chủ thể có thể tham gia vào nhiều hình thức giám sát khác nhau.
+ Mở rộng phạm vi những vấn đề chủ thể xã hội đƣợc tham gia giám sát cho phù hợp với thực tiễn, không chỉ quy định là giám sát với cơ quan dân cử, cán bộ, công chức nhà nƣớc nhƣ hiện nay mà xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức cán bộ,...
+ Chuyển giao một số hoạt động giám sát của các cơ quan nhà nƣớc cho các tổ chức xã hội đảm nhận.
(3)- Tiếp tục hoàn thiện về cơ chế giám sát nói chung trong đó có giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước:
Cơ chế giám sát đối với quyền lực nhà nƣớc là hệ thống bao gồm tổng thể các yếu tố, hình thức, mối quan hệ, các thiết chế và các phƣơng thức, điều kiện mà thông qua đó các chủ thể thực hiện quyền giám sát đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc.
Nói đến cơ chế giám sát là nói cơ chế tổng thể trong đó bao gồm cơ chế bên trong và cơ chế bên ngoài. Cơ chế giám sát bên trong gồm toàn bộ sự giám sát lẫn
nhau giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc. Cơ chế giám sát bên ngoài gồm giám sát của Đảng và giám sát xã hội (giám sát của nhân dân). Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát nói chung phải bao gồm toàn bộ việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát bên trong, bên ngoài, giám sát của Nhà nƣớc, giám sát của Đảng và giám sát xã hội. Không thể có một cơ chế giám sát quyền lực nhà nƣớc hoàn hảo nếu thiếu một trong ba bộ phận cấu thành đó.
Vị trí và vai trò của giám sát xã hội là quan trọng vì vậy phƣơng hƣớng chung trong thời gian tới là cùng với việc hoàn thiện các cơ chế giám sát khác thì phải thúc đẩy và tăng cƣờng giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta. Dƣới góc độ cơ chế giám sát, phải chú ý các nhân tố sau:
+ Động lực của cơ chế: Muốn hoạt động đƣợc thì cơ chế nào cũng phải có
động lực. Trong chế độ chính trị nƣớc ta, động lực cơ bản để xã hội phát triển là những lợi ích, nhu cầu chính đáng của nhân dân. Đó cũng phải đƣợc coi là động lực của cơ chế giám sát nói chung và động lực của giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc nói riêng trong thời kỳ mới. Trong hệ thống các lợi ích của ngƣời dân thì quan trọng nhất là lợi ích về kinh tế. Sự gắn bó về kinh tế với các hoạt động quyền lực của cơ quan nhà nƣớc là động lực quan trọng để ngƣời dân tăng cƣờng giám sát nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Mục tiêu của cơ chế: Giám sát xã hội phải hƣớng đến là xây dựng và phát
huy cao nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hữu hiệu các quyền và tự do cơ bản của công dân; thể hiện ƣu việt của chế độ chính trị trong nhà nƣớc ta.
+ Nội dung của cơ chế: Để hoàn thiện cơ chế giám sát xã hội đối với quyền
lực nhà nƣớc cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện từng bộ phận của cơ chế cũng nhƣ mối quan hệ mang tính tổ chức giữa các bộ phận ấy. Trƣớc hết, đó là tổ chức và hoạt động của các chủ thể giám sát xã hội; năng lực thực hành quyền giám sát của ngƣời dân; những hình thức phối hợp giữa các chủ thể giám sát; và quan trọng nhất là hệ thống những quy định trong pháp luật của Nhà nƣớc về thẩm quyền, nội dung, hệ quả pháp lý, những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát trên thực tế.
+ Những điều kiện về chính trị, xã hội, pháp lý, kinh tế … mà trong đó cơ chế
Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung cơ chế trách nhiệm pháp lý trong các quan hệ cụ thể khi thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đảm bảo để quy trình giám sát đƣợc tiến hành theo một trình tự, cơ chế khép kín, có cơ sở pháp lý cho việc xử lý đối với những trƣờng hợp vi phạm pháp luật nhƣng không làm gián đoạn, ngăn trở hoạt động hợp pháp, bình thƣờng của cơ quan nhà nƣớc và cán bộ, công chức nhà nƣớc khi thi hành công vụ. Ngoài ra cần phải hoàn thiện hệ thống kiểm tra, thanh tra, giám sát của tổng thể bộ máy Nhà nƣớc và hệ thống chính trị, cơ chế phối kết hợp giữa các bộ phận, các cơ quan trong hệ thống đó nhƣ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, kiểm tra Đảng, kiểm tra của các tổ chức xã hội để tạo đƣợc sự vận hành thống nhất trong hệ thống.
Đối với giám sát xã hội, về bản chất là giám sát của chủ thể có quyền lực tối thƣợng là nhân dân. Do đó, cần liên hệ tới phƣơng hƣớng nghiên cứu về Trách
nhiệm Hiến pháp ở nƣớc ta với ý nghĩa đó là một trách nhiệm bảo đảm để các cơ
quan nhà nƣớc, các đạo luật ban hành, các tập thể, cá nhân và toàn xã hội phải tuân thủ tuyệt đối văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp.
(4) Tăng cường điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước
Một trong những nguyên nhân cơ bản về mặt pháp lý dẫn đến vai trò của ngƣời dân trong việc giám sát chƣa đƣợc phát huy là thiếu sự điều chỉnh pháp luật đối với giám sát xã hội. Về mặt khách quan, đó là việc Nhà nƣớc chƣa ban hành đầy đủ các quy phạm pháp luật liên quan đến chủ thể, thẩm quyền, nội dung, các điều kiện đảm bảo cho giám sát xã hội đƣợc thực hiện; việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội đạt hiệu quả chƣa cao. Về phía chủ quan, năng lực tổ chức và hoạt động giám sát của các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tập thể lao động và ngƣời dân còn hạn chế, nhiều ngƣời chƣa nắm rõ đƣợc vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc.
Để tăng cƣờng điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức và hoạt động giám sát xã hội, cần xác định rõ những vấn đề nhƣ: Nhiệm vụ của giám sát đó là gì? Giới hạn của việc điều chỉnh pháp luật đối với giám sát xã hội đến đâu? (phải rộng, chi tiết, cụ thể hay phải
hẹp, khái quan, chỉ quy định nguyên tắc chung, mức độ nào cho vừa phải?) Những phƣơng tiện pháp lý nào đảm bảo cho sự tác động của pháp luật đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc.
(5)- Tập trung xác định những vấn đề bức xúc trong hoạt động tổ chức và
thực hiện quyền lực nhà nước gắn với việc tiếp cận và giải quyết những công việc cho dân để giám sát
Nghiên cứu thực trạng giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc trong thời gian vừa qua đã chỉ ra những lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nƣớc còn thiếu vắng sự giám sát của nhân dân hoặc giám sát chƣa thực sự hiệu quả, trong khi đó là những lĩnh vực liên quan mật thiết đến hoạt động của cơ quan nhà nƣớc hoặc quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời dân, chủ yếu ở lĩnh vực hành pháp và tƣ pháp, nhƣ: Chính quyền địa phƣơng ban hành những quy định trái Hiến pháp và luật vi phạm đến quyền và lợi ích của nhân dân; áp dụng pháp luật, chính sách, chủ trƣơng của cơ quan nhà nƣớc cấp trên kém hiệu quả thậm chí làm sai lệch để trục lợi; cán bộ, công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng làm tắt quy trình hoặc vi phạm nguyên tắc công khai theo quy định của pháp luật, để “chìm xuồng” nhiều vụ án hoặc lợi dụng sự kém hiểu biết về luật pháp của ngƣời dân để có hành vi trái pháp luật, .v.v. từ đó xác định những nội dung vấn đề cần xác định để tăng cƣờng giám sát.
Phƣơng hƣớng này làm cho hoạt động giám sát xã hội có trọng tâm, trọng điểm; không đƣa ra nhiều vấn đề dàn trải, chung chung, nhiều kiến nghị nhƣng không giải quyết đƣợc vấn đề.
(6)- Tăng cường nghiên cứu về giám sát xã hội để đề ra các biện pháp nâng cao hiệu lực và hiệu quả của giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước
Về bản chất thì giám sát xã hội và giám sát nhân dân trong chế độ nhà nƣớc ta là một. Tuy khái niệm giám sát nhân dân nêu lên đƣợc bản chất (tính nhân dân) của giám sát nhƣng lại chƣa đầy đủ ở khía cạnh cơ chế của giám sát. Giám sát nhân dân dễ đƣợc hiểu thiên về giám sát của những ngƣời dân (cá biệt) hoặc chỉ là sự định tính chung chung (nhân dân, dân chúng). Sử dụng khái niệm giám sát xã hội không chỉ phù hợp với khoa học pháp lý hiện đại của các nƣớc trên thế giới mà còn cho thấy vai trò quan trọng của các tổ chức hội và hiệp hội, báo chí, dƣ luận, các nhóm lợi ích
khác nhau,… trong giám sát. Thực tế cho thấy chỉ một số ít trƣờng hợp công dân trực tiếp và đơn lẻ thực hành quyền giám sát của mình (khi khiếu nại, tố cáo) còn lại đa số là nêu ý kiến thông qua các tổ chức xã hội, các thiết chế, phƣơng tiện mà cá nhân đó biết hoặc tham gia. Khái niệm giám sát xã hội rộng và chính xác hơn khái niệm giám sát nhân dân; về mặt cơ chế, khái niệm đó chỉ ra rằng đây là giám sát từ phía bên ngoài (xã hội) đối với quyền lực nhà nƣớc.
Trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, chúng ta đã từng bƣớc chú trọng yếu tố xã hội công dân và đã có những nghiên cứu khá mới mẻ về vai trò của xã hội công dân, xã hội dân sự. Theo một số nhà khoa học, xã hội dân sự (xã hội công dân) đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu với thành phần quan trọng là các hội, hiệp hội, các nhóm lợi ích tự phát trong dân chúng, trong làng xóm, mang tính chất liên kết cộng đồng