- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện
2.1.4. Giám sát của các tập thể lao động
Các tập thể lao động trong xã hội ta hiện nay có số lƣợng vô cùng lớn và hình thức, quy mô rất phong phú, đa dạng chƣa thể thống kê hết. Đó có thể là các tổ, nhóm công nhân lao động trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã. Đó cũng có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể,… đứng trên danh nghĩa của mình để thực hiện việc giám sát đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Nội dung giám sát của các chủ thể này chủ yếu là những thủ tục, quy trình, thái độ cán bộ, viên chức nhà nƣớc trong việc thực hiện pháp luật, chính sách và giải quyết những vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực hay công việc mà tập thể lao động đó phải cần đến cơ quan nhà nƣớc. Đó có thể là những ý kiến, kiến nghị của tổ sản xuất với các cấp quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc về tiền lƣơng, chế độ lao động. Nhiều khi, đó là các kiến nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khi phản ánh những bất cập của các văn bản pháp luật, chính sách khi đi vào thực tế.
Một số vụ việc sau đây mà báo chí đã đăng tải cho thấy các tập thể lao động đã sử dụng ngày càng phổ biến những hoạt động có tính chất giám sát, phản biện đối với cơ quan công quyền:
Báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử ngày 20/6/2006: “…Sáng 14/07/2006, gần 20 doanh nghiệp kinh doanh sắt thép phế liệu tại Hải Phòng cùng tổ chức hội thảo về Luật Môi trƣờng mới (có hiệu lực từ 1/7/2006). Cứ theo nhƣ ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo, thì có vẻ nhƣ Luật môi trƣờng mới này đang góp phần tích cực đƣa các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép phế liệu nhập khẩu đi đến... phá sản. Hiện Hải Phòng có gần 20 doanh nghiệp chuyên kinh doanh sắt thép phế liệu. Doanh số ƣớc tính từ ngành kinh doanh sắt thép phế liệu của Hải Phòng (do chính các doanh nghiệp xác định) là trên 2.000 tỷ VND/năm. Ngành kinh doanh sắt thép phế liệu cũng tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và hàng chục nghìn lao động trong các ngành nghề liên quan. Nhƣng, những vấn đề đặt ra từ lý do tổ chức tới nội dung buổi hội thảo đã cho thấy, khoảng cách giữa các nhà làm luật và giới doanh nghiệp vẫn chẳng thu hẹp đƣợc là bao….”.
Hình thức giám sát của các tập thể lao động cũng rất đa dạng nhƣng tựu chung
lại vẫn là thông qua các hoạt động liên quan tới chính quyền hoặc các chủ thể quản lý khác (lãnh đạo trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ công ty tƣ nhân,…) để theo
dõi, nắm bắt thông tin về các hoạt động của cơ quan hay cá nhân ngƣời có chức vụ, quyền hạn và kiến nghị với cơ quan, cấp có thẩm quyền.
Hoạt động tăng cƣờng tiếp xúc, đối thoại giữa các tập thể lao động, nhất là các doanh nghiệp hiện nay với các cơ quan công quyền là khá phổ biến nhằm nâng cao hiểu biết giữa nhiệm vụ của hai bên nhƣng cũng thông qua đó, các tập thể lao động biết đƣợc nhiều thông tin đến hoạt động chính quyền và thực hành quyền giám sát. Ngoài cuộc gặp mặt thƣờng kỳ giữa Thủ tƣớng với đại diện công đồng doanh nghiệp, hàng năm lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đều tổ chức gặp mặt, đối thoại cùng doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi địa phƣơng nhằm mục đích thông báo với doanh nghiệp về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng; trực tiếp nghe các doanh nghiệp trình bày về những tâm tƣ, suy nghĩ, khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải trong đầu tƣ, kinh doanh để giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Ở một số thành phố lớn, ngoài chủ tịch, phó chủ tịch, lãnh đạo các ngành của địa phƣơng còn tổ chức các cuộc gặp chuyên đề bàn về các vƣớng mắc và giải pháp đối với các vấn đề cụ thể nhƣ chính sách thuế, thủ tục hải quan, tín dụng ngân hàng, v.v... thiết lập trang thông tin đối thoại trực tuyến giữa các cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp.
Những cuộc gặp mặt và trao đổi thƣờng xuyên giữa lãnh đạo có thẩm quyền của địa phƣơng với đại diện doanh nghiệp đã thể hiện sự coi trọng và đánh giá tích cực vai trò của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân doanh, trong phát triển kinh tế địa phƣơng; khuyến khích thêm tinh thần kinh doanh của doanh nhân; góp phần thúc đẩy cán bộ, công chức có liên quan thay đổi thái độ trong quan hệ và giải quyết những yêu cầu, kiến nghị của doanh nghiệp; từng bƣớc làm thay đổi tâm lý dè dặt của cán bộ, công chức khi tiếp xúc, giải quyết các yêu cầu và kiến nghị của doanh nghiệp [7].
Thành phố Hồ Chí Minh trong 2 năm qua đã tổ chức “Hệ thống đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh” có 20 hiệp hội và 652 doanh nghiệp tham gia. Các đối tƣợng tham gia hệ thống, gửi câu hỏi, nhận phản hồi hoàn toàn miễn phí thông qua mạng, đến nay đã có 113.900 lƣợt ngƣời truy cập hệ thống này.