Vai trò và hoạt động của báo chí, dƣ luận xã hội.

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 77)

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện

2.1.5. Vai trò và hoạt động của báo chí, dƣ luận xã hội.

Trong thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2005, hệ thống báo chí và hoạt động thông tin, truyền thông ở Việt Nam phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô, tính chất, nội dung và loại hình.

Về báo viết, hiện nay cả nƣớc ta có 553 cơ quan báo chí với 713 ấn phẩm, phát

hành hằng năm khoảng 600 triệu bản, bình quân có khoảng 7,5 bản báo/ngƣời/năm. Hàng trăm tờ báo tăng kỳ phát hành từ mỗi tuần 1 đến 2 kỳ thành báo ra hằng ngày. Chƣa kể 47 nhà xuất bản trung ƣơng và địa phƣơng, với số đầu sách ra hằng năm đạt tỷ lệ bình quân 2,8 bản sách/ngƣời/năm. Thông tấn xã Việt Nam có 61 phân xã trong cả nƣớc, cung cấp hơn 30 loại sản phẩm thông tin bằng tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài cho các đối tƣợng có nhu cầu.

Về báo nói và báo hình, sóng phát thanh và truyền hình đã phủ rộng cả nƣớc,

đạt hơn 90% diện phủ sóng phát thanh và 85% diện phủ sóng truyền hình; 64 đài phát thanh - truyền hình của các tỉnh, thành phố, 606 đài phát thanh, trạm tiếp sóng truyền hình cấp huyện, 288 đài phát sóng FM. Cả nƣớc có khoảng 10 triệu máy thu hình với gần 85% số hộ gia đình đƣợc xem truyền hình.

Về thông tin trên mạng Internet, trong những năm qua, nƣớc ta là nƣớc có tốc

độ tăng trƣởng cao nhất trong khu vực. Hiện nay có 6 nhà cung cấp dịch vụ kết nối (IXP); 20 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP); 50 nhà cung cấp thông tin (ICP) và báo điện tử trên Internet, 2.500 trang thông tin điện tử. Số thuê bao Internet hiện nay là trên 650.000 với số ngƣời vào mạng thƣờng xuyên khoảng 2,5 triệu ngƣời, chiếm 3,16% dân số.

Mạng lƣới hoạt động thăm dò dƣ luận xã hội của Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng, Bộ Văn hóa - Thông tin và nhiều cơ quan khác ngày càng hoàn thiện. Số hội viên Hội Nhà báo Việt Nam cũng tăng nhanh chóng, từ 8.300 lên 13.000 hội viên (Nguồn: Báo cáo của Văn phòng Trung ƣơng Đảng và Web site Hội nhà báo Việt Nam).

Với sự phát triển mạnh mẽ nhƣ trên, báo chí và hệ thống thông tin, dƣ luận xã hội đã ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong giám sát hoạt động quyền lực nhà nƣớc. Chẳng hạn, trong việc triệt phá tập đoàn tội ác của Năm Cam, tức vụ án

Trƣơng Văn Cam và đồng bọn, các báo chí đã đóng vai trò quan trọng, nhất là trong việc phát hiện và điều tra các cán bộ trong cơ quan công quyền. Chỉ tính riêng Báo Thanh niên đã có 4 loạt bài với tổng số 133 bài báo. Loạt bài thứ nhất gồm 10 bài, từ ngày 13 đến ngày 29/6/1995; Loạt bài thứ hai gồm 21 bài, từ ngày 13 đến ngày 31/12/2001; Loạt bài thứ ba gồm 65 bài, từ ngày 2/1 đến ngày 20/12/2002, đặc biệt trong loạt bài thứ 3 này đã đƣa những thông tin đáng lên án về một số quan chức đã che chở cho Năm Cam; Loạt bài thứ tƣ gồm 37 bài, tƣờng thuật công khai phiên tòa xét xử Năm Cam và đồng bọn đến với đông đảo ngƣời dân. Vụ án ở PMU 18, báo chí là lực lƣợng đầu tiên phát hiện và đặt nghi vấn về “con bạc triệu đô”, khởi nguồn cho sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng điều tra làm rõ và đƣa ra ánh sáng. Việc làm tắc trách của chính quyền phƣờng và một số cán bộ Sở y tế Hà Nội trong việc giám định sức khỏe cho ngƣời dân đƣợc báo chí nêu lên dẫn đến việc kiểm tra, xử lý và kết quả là 3 cán bộ đã bị kỷ luật cảnh cáo hoặc đình chỉ công tác,…

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)