- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện
3.3.5. Tăng cƣờng trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong giám sát xã hội.
- Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện Chƣơng trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nƣớc đến 2010 theo kế hoạch của Chính phủ; các Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 và Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Trƣớc mắt, Chƣơng trình cải cách hành chính phải tập trung xử lý những bức xúc trong giải quyết các công việc của dân; nâng cao năng lực hoạt động, tính chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại của các cơ quan hành chính nhà nƣớc.
- Cần minh bạch hoá việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo hƣớng, một mặt, đa dạng hoá các hình thức để nhân dân góp ý cho các dự thảo luật, mặt khác, cần có một cơ quan (chẳng hạn nhƣ một Hội đồng khoa học) để phản biện các dự án luật ngoài quy trình thẩm định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, ý kiến của cơ quan phản biện khoa học
chỉ có ý nghĩa tham khảo chứ không có tính quyết định. Hơn nữa, cần hình thành quy trình kỹ thuật tiếp nhận, xử lý ý kiến phản hồi của nhân dân, cũng nhƣ của cơ quan phản biện dự án luật một cách thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng “góp ý chỉ để góp ý” mà thôi.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc, nhƣ: Luật chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật báo chí,...
- Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện nghiêm túc các lĩnh vực "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Củng cố, nâng cao hiệu lực pháp lý của quy chế dân chủ cơ sở thông qua việc ban hành Pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở
trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc là một loại giám sát đặc thù trong cơ chế tổng thể về giám sát đối với quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta. Đó là hoạt động giám sát đặc trƣng bởi chủ thể có quyền giám sát là các tổ chức, cá nhân hoặc các thiết chế xã hội khác bên ngoài nhà nƣớc, không mang quyền lực nhà nƣớc, nhƣng có quyền giám sát đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan cũng nhƣ cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nƣớc. Giám sát xã hội bắt nguồn từ bản chất quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân; là giám sát mang tính nhân dân; đƣợc quy định trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nƣớc. Giám sát xã hội thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa dân chủ đại diện với dân chủ trực tiếp và là một trong những công cụ, biện pháp để kiểm soát quyền lực nhà nƣớc nhằm bảo đảm thực thi đúng bản chất quyền lực nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân.
Giám sát xã hội ở nƣớc ta bao gồm: Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (bao gồm cả các thành viên), giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, giám sát của
các tổ chức xã hội, giám sát của các tập thể lao động, giám sát trực tiếp của công dân, giám sát thông qua các cơ quan thông tin đại chúng và dƣ luận xã hội; đƣợc thực hiện trong quá trình bầu cử, lập ra các cơ quan nhà nƣớc và trong việc thực hiện 3 quyền năng của quyền lực nhà nƣớc (lập pháp, hành pháp và tƣ pháp) thông qua tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc cụ thể. Căn cứ vào quy định của luật pháp, tính chất, vị trí và vai trò trong hệ thống chính trị, giám sát của mỗi loại chủ thể nêu trên là khác nhau bởi hình thức, phƣơng pháp, thầm quyền... tạo nên tính đa dạng của giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc trên thực tế.
Trong tiến trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội và hoạt động của Nhà nƣớc, giám sát xã hội ở nƣớc ta đã từng bƣớc đƣợc đề cao, trong đó, giữ vai trò quan trọng nhất là giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và giám sát trực tiếp của công dân. Do sự phát triển của thể chế kinh tế thị trƣờng và yêu cầu phát huy cao độ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, giám sát của các tổ chức xã hội (nhất là các hội, hiệp hội ngành nghề) ngày càng có vị trí xứng đáng trong số các chủ thể giám sát, cùng với sự tham gia rộng rãi của báo chí, các cơ quan thông tin đại chúng và dƣ luận xã hội tạo ra xu hƣớng ngày càng hoàn thiện về hệ thống giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc ở Việt Nam. Trong những năm sắp tới, tăng cƣờng giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc là yêu cầu cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng giám sát xã hội đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc đề ra và từng bƣớc tổ chức thực thi bằng những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý, tạo điều kiện cho các chủ thể xã hội và nhân dân thực hành quyền giám sát; đồng thời phát huy cao độ sự tham gia tích cực của các chủ thể giám sát trong xã hội nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc trên thực tế./.