Pháp luật quy định về quyền giám sát của xã hội (giám sát nhân dân) đối với tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà nƣớc. Theo đó, nhân dân có quyền và có trách nhiệm giám sát cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức nhà nƣớc; ngƣợc lại, các cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm tạo điều kiện để nhân dân, các tổ chức xã hội thực hiện quyền giám sát. Điều 8 Hiến pháp năm 1992 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định “Các cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, viên chức nhà nƣớc phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và
chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và
mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, phạm vi đối tượng chịu sự giám sát là toàn thể các “cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước”.
Cơ quan nhà nƣớc là những bộ phận có tính độc lập tƣơng đối, cấu thành nên tổng thể bộ máy nhà nƣớc; mỗi cơ quan có cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và các hoạt động đặc trƣng, cùng phối hợp và tham gia thực hiện chức năng của cả bộ máy nhà nƣớc. Ngoài Chủ tịch nƣớc, các cơ quan còn lại của Nhà nƣớc đều thuộc về
một trong các hệ thống là: Cơ quan quyền lực đồng thời chủ yếu thực hiện chức năng lập pháp và giám sát (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), cơ quan quản lý nhà nƣớc (Chính phủ, Ủy ban nhân dân), cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân), cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân).
Cán bộ, viên chức nhà nƣớc trong điều kiện thực tế nƣớc ta bao gồm cả 3 đối tƣợng: cán bộ, công chức và viên chức. Đó là những ngƣời theo quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức, bao gồm các đại biểu dân cử, công chức trong các cơ quan hành chính, tƣ pháp và những viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc có sử dụng các nguồn lực do Nhà nƣớc đầu tƣ (kinh phí, cán bộ) để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân.
Nhìn chung, pháp luật nƣớc ta còn hạn chế trong việc quy định những giới hạn quyền lực của cơ quan nhà nƣớc, những cơ chế kiểm soát tổng thể đối với quyền lực nhà nƣớc từ phía ngƣời dân mà mới chỉ dừng lại ở việc nêu nguyên tắc và quy định về giám sát cụ thể đối với quyền lực nhà nƣớc thông qua giám sát hoạt động
hàng ngày của cán bộ, công chức nhà nước và cơ quan công quyền.
Những vấn đề về thẩm quyền, nội dung, hình thức giám sát đƣợc pháp luật quy định với từng nhóm chủ thể giám sát nhƣ sau: