Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 81)

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện

2.2.2.1. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn

Từ những hạn chế, khó khăn trong hoạt động của các chủ thể giám sát xã hội, có thể nêu một số nguyên nhân cơ bản dƣới các khía cạnh chủ quan và khách quan nhƣ sau.

Về mặt chủ quan, lý do thƣờng đƣợc nhắc đến là: Nhiều tổ chức của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tập thể lao động và công

dân chƣa biết đến quyền hạn của mình, trong số đó, nhiều chủ thể còn thiếu năng lực và kinh nghiệm trong giám sát.

Về phía khách quan, các lý do thƣờng đƣợc đề cập là: Còn thiếu các quy định của pháp luật và văn bản hƣớng dẫn thi hành; hình thức giám sát chƣa thích hợp; có nhiều nơi chính quyền chƣa tạo điều kiện để xã hội giám sát; các chủ thể xã hội còn thiếu thông tin, thiếu các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết và nhiều lý do khác dẫn đến hạn chế trong việc thực hiện quyền giám sát.

Một mẫu điều tra nhỏ trong bảng 5 và 6 sau đây chứng minh phần nào những nguyên nhân hạn chế, khó khăn đã nêu ra.

Bảng 5: Nguyên nhân làm hạn chế việc tham gia giám sát [19, tr.153]

Nguyên nhân Các đối tƣợng đánh giá

Cán bộ chính quyền

Cán bộ đoàn thể

Nhân dân

Chƣa biết quyền hạn của mình 98,9 100 68,1

Thiếu kinh nghiệm 100 99,5 70,9

Chính quyền chƣa tạo điều kiện 84,3 98,7 28,1 Hình thức giám sát chƣa thích hợp 80,3 98,7 24,8

Thiếu thông tin 92,8 99,3 39,8

Lý do khác 0 0 1,1

Qua số liệu trên cho thấy, cán bộ chính quyền, đoàn thể và nhân dân đều thống nhất cao ở lý do “thiếu kinh nghiệm” giám sát; sau đó là việc “chƣa biết đến quyền hạn của mình”. Các nguyên nhân “hình thức giám sát chƣa thích hợp”, “chính quyền chƣa tạo điều kiện” ở mức độ thấp hơn. Nhƣ vậy, hƣớng khắc phục nguyên nhân này là chú ý các biên pháp nâng cao năng lực chủ quan của chủ thể giám sát xã hội.

Bảng 6: Đánh giá của người dân về mức độ chính quyền tạo điều kiện cho

họ giám sát, tỷ lệ %, [19, tr.134]. Các lĩnh vực Tạo điều kiện tốt Ít tạo điều kiện Chƣa tạo điều kiện Không trả lời Tổng cộng Hoạt động của chính quyền

xã, phƣờng

74,2 17,5 4,4 3,9 100 Kết quả thực hiện nghị quyết 76,6 15,6 2,8 5,0 100

Phẩm chất đạo đức cán bộ 71,1 17,3 5,9 5,8 100 Giải quyết khiếu nại, tố cáo 69,6 17,7 6,0 6,6 100 Dự toán, quyết toán ngân

sách

60,8 20,1 10,7 8,4 100 Nghiệm thu, giám sát công

trình 62,7 19,0 10,3 8,0 100

Giám sát công trình cấp trên 60,6 17,9 9,6 11,9 100 Quản lý sử dụng đất đai 64,4 18,3 8,2 9,1 100

Thu chi các quỹ 74,0 13,5 6,5 6,1 100

Giải quyết các tiêu cực 54,6 20,7 13,6 11,1 100 Thực hiện chế độ chính sách 83,5 9,3 2,5 4,7 100

Nhƣ vậy, do có nhiều lĩnh vực, với mức độ phức tạp, nhạy cảm khác nhau nên điều kiện giám sát ở từng lĩnh vực cũng khác nhau. Trong khi có tới 83,5% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng: Chính quyền xã, phƣờng đã tạo điều kiện tốt cho nhân dân giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách thì giám sát xử lý tiêu cực lại chỉ có 54,6%. Một số lĩnh vực khác nhƣ: Dự toán, quyết toán ngân sách; Thực hiện quyết toán các công trình; Các công trình triển khai trên địa bản, tỷ lệ hài lòng tuy quá bán, song không cao, chỉ chiếm khoảng 60%. Đây là những lĩnh vực khó làm cho dân giám sát tốt.

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)