- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện
2.1.1.3. Hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Trƣởng ban Công tác Mặt trận tiếp nhận đơn giám sát, ý kiến phản ánh trực tiếp của nhân dân, hội viên, đoàn viên sau đó phân loại, lựa chọn các sự việc có nội dung và địa chỉ rõ ràng gửi Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã; đại diện Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã tiếp nhận đơn giám sát, ý kiến phản ánh trực tiếp của nhân dân, ngƣời đứng đầu tổ chức thành viên, Trƣởng Ban Công tác Mặt trận, Trƣởng Ban Thanh tra nhân dân; Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã tổng hợp đơn giám sát, ý kiến phản ánh trực tiếp của nhân dân, của các tổ chức thành viên, Trƣởng Ban Công tác Mặt trận, Trƣởng Ban Thanh tra nhân dân để phân loại, xử lý. Khi cần thiết, Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã thành lập tổ giám sát. Nội dung giám sát, thành phần tổ giám sát, kế hoạch giám sát do Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã quyết định sau khi thống nhất với Thƣờng trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung giám sát khi có yêu cầu của đối tƣợng bị giám sát; Sau khi có văn bản trả lời của tổ chức, Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã thông báo để tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, gửi đơn giám sát biết.
2.1.1.3. Hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thành viên
Thực hiện quy định tại Điều 12 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các quy định pháp luật liên quan và chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận, các tổ chức thành
viên, thời gian qua, Mặt trận và các tổ chức thành viên đã thực hiện các hình thức giám sát nhƣ sau:
a) Động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát.
Để động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã thông qua các hoạt động đặc thù của các tổ chức đoàn thể, đó là:
- Tuyên truyền và phổ biến các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến với nhân dân và qua đó phát huy quyền làm chủ của nhân dân cùng giám sát.
- Tập hợp nhân dân vào các hình thức tổ chức phù hợp, phát huy vai trò các cá nhân tiêu biểu, thu hút ngày càng đông các nhân sỹ, trí thức, chuyên gia, kể cả đƣơng chức cũng nhƣ khi đã nghỉ hƣu tham gia vào các hoạt động giám sát của Mặt trận. Nhiều năm qua, theo báo cáo của Ủy ban trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, tỷ lệ ngƣời tham gia vào các tổ chức ngày càng tăng hơn, hội viên, đoàn viên gắn bó với tổ chức hơn.
- Tổ chức các phong trào, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ”. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động của các tổ chức thành viên, các bộ, ngành phát triển mạnh thông qua đó nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội của ngƣời dân; vận động và giúp đỡ nhân dân tự xây dựng các mô hình cộng đồng dân cƣ tự quản hoạt động theo hƣơng ƣớc, quy ƣớc không trái với pháp luật.
Trong việc động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát, Mặt trận Tổ quốc mỗi cấp có những phƣơng pháp và cách thức khác nhau. Nhiệm vụ vận động trực tiếp ở cơ sở do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phƣờng, thị trấn, Ban công tác Mặt trận ở khu dân cƣ, các tổ chức thành viên Mặt trận cấp cơ sở thực hiện. Mặt trận Tổ quốc cấp trên chủ yếu hƣớng dẫn, chỉ đạo và vận động đối với các đối tƣợng, lĩnh vực đặc thù, trọng tâm, trọng điểm.
b) Tham gia giám sát cùng với các cơ quan nhà nước:
- Tham gia tiếp dân cùng các cơ quan nhà nƣớc. Hiện nay, phòng tiếp dân ở hầu hết các cấp hành chính đều có đại diện Mặt trận Tổ quốc tham gia cùng với chính quyền. Một số vụ việc cụ thể, theo điều hành của cấp ủy, đại diện Mặt trận Tổ
quốc trực tiếp thay mặt lãnh đạo cấp ủy, chính quyền tiếp dân, thông qua đó nghe ý kiến phản ánh của nhân dân về hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc.
- Tham gia đoàn giám sát do cơ quan nhà nƣớc tổ chức. Thông thƣờng, trong các đoàn giám sát định kỳ, giám sát chuyên đề của các cơ quan thuộc Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân đều mời đại diện của Mặt trận hoặc tổ chức thành viên phù hợp. Ví dụ, Đoàn giám sát của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về điều kiện ăn ở, làm việc của công nhân khu vực ngoài quốc doanh ở tỉnh Bình Dƣơng, Đồng Nai vừa qua có mời đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức Công đoàn tỉnh, thành phố, địa phƣơng nơi đến giám sát, có xã, phƣờng mời cả đại diện Mặt trận Tổ quốc nơi có đông công nhân cƣ trú.
- Tham gia một số khâu hoặc cung cấp thông tin cho các hoạt động giám sát của cơ quan nhà nƣớc. Theo quy trình tổ chức các cuộc giám sát, tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân thƣờng có làm việc với các tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở. Mặt trận và các tổ chức thành viên thông qua đó cung cấp thông tin cho các đoàn giám sát, tạo điều kiện để các đoàn giám sát của cơ quan nhà nƣớc thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
c) Thông qua hoạt động của mình tổng hợp ý kiến của nhân dân và các tổ chức thành viên của Mặt trận kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng những cơ quan, cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và xem xét, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật.
Việc tổng hợp ý kiến của nhân dân và các tổ chức thành viên là một trong những nhiệm vụ thƣờng xuyên của Mặt trận. Để làm việc này, Mặt trận thông qua hệ thống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và cơ quan lãnh đạo của các tổ chức thành viên, thông qua báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, các báo cáo chuyên đề, báo cáo theo đặt hàng của các cơ quan nhà nƣớc. Ngoài ra, cơ quan chuyên trách của Mặt trận ở các cấp có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, phản ánh và phân tích các ý kiến, tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân. Thời gian qua, nhiều cơ quan chuyên môn của Mặt trận đã hoạt động rất hiệu quả, tiêu biểu nhƣ: Hội đồng tƣ vấn Dân chủ - Pháp luật, Hội đồng tƣ vấn về chính sách khoa học - giáo dục của Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc.
Từ kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XI, việc tập hợp và báo cáo ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri trên diễn đàn Quốc hội đã trở thành thƣờng xuyên. Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị, tâm tƣ, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nƣớc để trực tiếp báo cáo trƣớc các kỳ họp của Quốc hội. Việc làm này đƣợc nhân dân hƣởng ứng, hoan nghênh. Số ý kiến, kiến nghị của cử tri đƣợc tập hợp, báo cáo tại các kỳ họp gần đây có số lƣợng ngày càng tăng. Kỳ họp thứ 7 có 979 ý kiến, kiến nghị; Kỳ họp thứ 8 có 975 ý kiến, kiến nghị; Kỳ họp thứ 9 vừa qua có 1.173 ý kiến, kiến nghị [34].
Tại các kỳ họp hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp thông qua các thành viên của mình tập hợp ý kiến để phát biểu kiến nghị. Đồng thời, các báo cáo tổng hợp ý kiến đó cũng là cơ sở để đại diện của Mặt trận và các tổ chức thành viên nói lên ý chí, nguyện vọng của nhân dân, trực tiếp là đoàn viên, hội viên với chính quyền và các cấp, các ngành.
d) Tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân
Hoạt động của thanh tra nhân dân xã, phƣờng, thị trấn đã đƣợc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp chỉ đạo hoạt động và có nhiều chuyển biến tốt. Năm 2001, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp với chính quyền tổng kết 10 năm hoạt động của thanh tra nhân dân, rút ra những bài học kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động, đồng thời kiến nghị với Nhà nƣớc những nội dung cần sửa đổi, bổ sung nhằm kiện toàn, nâng cao chất lƣợng hoạt động thanh tra nhân dân. Sau khi có Luật thanh tra năm 2004, Mặt trận và Công đoàn đã tham gia cùng với Chính phủ xây dựng, ban hành Nghị định 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cƣờng chỉ đạo hoạt động của thanh tra nhân dân trong thực tiễn ở cơ sở.
Từ khi có các quy định cụ thể về thanh tra nhân dân, hầu hết các cơ sở xã, phƣờng, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp đã lập ra ban thanh tra nhân dân theo đúng thủ tục, cơ cấu thành phần quy định; cán bộ Mặt trận, Công đoàn đƣợc tập huấn về công tác thanh tra nhân dân ở các cấp.
nghị đại biểu nhân dân (hội nghị cử tri đại diện cho hộ gia đình) bầu ra; đƣợc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp công nhận; gồm những thành viên không phải là ngƣời đƣơng nhiệm trong HĐND, UBND xã, phƣờng, thị trấn, trƣởng thôn, phó thôn, tổ trƣởng, tổ phó tổ dân phố hay những ngƣời đảm nhận những chức vụ tƣơng đƣơng. Tính đến nay, qua 15 năm hoạt động, chỉ tính riêng số Ban thanh tra nhân dân ở xã, phƣờng, thị trấn đã đƣợc thành lập trong 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng là 10.595 Ban trên tổng số 10.742 xã, phƣờng, thị trấn, đạt 98,63% [6, tr.35].
Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phƣờng, thị trấn đã thực hiện đúng phạm vi giám sát theo quy định đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn; việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân; hoạt động và phẩm chất đạo đức của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các ủy viên Uỷ ban nhân dân, cán bộ, công chức làm việc tại xã, phƣờng, thị trấn và Trƣởng thôn, Phó thôn, Tổ trƣởng, Tổ phó tổ dân phố và những ngƣời đảm nhận nhiệm vụ tƣơng đƣơng; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại xã, phƣờng, thị trấn; việc tiếp dân của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn; việc tiếp nhận và xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật tại xã, phƣờng, thị trấn; việc thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, công khai tài chính tại xã, phƣờng, thị trấn; việc thực hiện các dự án đầu tƣ, công trình do nhân dân đóng góp xây dựng, do nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân đầu tƣ, tài trợ cho xã, phƣờng, thị trấn; các công trình triển khai trên địa bàn xã, phƣờng, thị trấn có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh, trật tự, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trƣờng và đời sống của nhân dân; việc quản lý trật tự xây dựng, quản lý các khu tập thể, khu dân cƣ, việc quản lý và sử dụng đất đai tại xã, phƣờng, thị trấn; thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của Nhà nƣớc, các khoản đóng góp của nhân dân tại xã, phƣờng, thị trấn; việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, việc xử lý các vụ việc tham nhũng liên quan đến cán bộ xã, phƣờng, thị trấn; việc thực hiện chế độ, chính sách ƣu đãi,
chăm sóc, giúp đỡ thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những ngƣời và gia đình có công với nƣớc, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội trên địa bàn xã, phƣờng, thị trấn và những việc khác theo quy định của pháp luật.
Trong thực tiễn, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phƣờng, thị trấn giám sát thông qua việc tiếp nhận các ý kiến phản ảnh của nhân dân hoặc trực tiếp thu thập các thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phƣờng, thị trấn thực hiện những việc thuộc phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Để thực hiện quyền kiến nghị, Ban thanh tra nhân dân sử dụng 2 con đƣờng: Trực tiếp hoặc thông qua Ban thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phƣờng, thị trấn kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và giám sát việc giải quyết kiến nghị đó.
Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp
nhà nước do Hội nghị công nhân viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân viên
chức bầu ra; do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở ra quyết định công nhận; với các thành viên là ngƣời làm việc thƣờng xuyên nhƣng không phải ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị đó.
Giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp tập trung vào việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị; Sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị; Thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; Thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân, viên chức theo quy định của pháp luật; Việc tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của ngƣời đứng đầu cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp; Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị; Những việc khác theo quy định của pháp luật.
Giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nƣớc chủ yếu là các vấn đề: Thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh; thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân, viên chức, ngƣời lao động theo quy định của pháp luật; thực hiện Nghị quyết của Đại hội công nhân, viên chức; thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp; thực hiện thoả ƣớc lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nƣớc, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nƣớc, việc sử dụng các loại quỹ sau thuế; giải quyết các tranh chấp lao động; việc tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp nhà nƣớc; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại doanh nghiệp nhà nƣớc; việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về