động và sự tham gia của các cơ quan báo chí, định hướng dư luận xã hội vào hoạt động giám sát
a) Giám sát của các tổ chức xã hội: Địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội
đƣợc quy định trong Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ. Theo đó, pháp luật thừa nhận tƣ cách pháp nhân của các hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thƣờng xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc.
Theo quy định của pháp luật, về lĩnh vực giám sát, các hội có quyền: Tƣ vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của hội theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân; Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo qui định của pháp luật; Kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội và hội viên; Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội.
Trong nhiều văn bản pháp luật mới ban hành, quyền giám sát của các hội, hiệp hội ngành nghề đƣợc quy định ngày càng cụ thể: Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, luật về các lĩnh vực ngành, nghề kinh tế đặc thù… Các quy định pháp luật đều ghi nhận, khuyến khích và phát huy vai trò của các hội, hiệp hội ngành nghề trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, giám sát việc thực hiện đúng chính sách, pháp luật của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc, tập hợp ý kiến thành viên và kiến nghị với Nhà nƣớc những bất cập hoặc những vấn đề cần bổ sung hoàn thiện về cơ chế, chính sách trong quá trình quản lý nhà nƣớc và xã hội.
b) Giám sát của các tập thể lao động: Các văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh trong các lĩnh vực cụ thể (đăng ký kinh doanh, quản lý thị trƣờng, quan hệ về thuế, thực hiện thỏa ƣớc lao động tập thể,…) đều có những quy định tạo quyền cho các tập thể lao động thực hiện việc giám sát, nhƣ: kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, kiện ra tòa án phù hợp,... Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để các tập thể lao động thực hiện quyền giám sát của mình đối với cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc, kể cả các thế lực khác trong việc thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc.
Các tập thể lao động có thể tự mình hoặc thông qua các hiệp hội, hội do mình tham gia để thực hiện giám sát quyền lực nhà nƣớc (ví dụ: doanh nghiệp có thể tham gia Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, hợp tác xã có thể tham gia Liên minh các hợp tác xã Việt Nam,…) để thực hiện quyền giám sát.
c) Sự tham gia giám sát của báo chí và dư luận xã hội: Luật báo chí hiện hành
và pháp luật nói chung đều có quy định khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đƣa tin phản ánh về những việc làm sai trái của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc, báo chí có trách nhiệm biểu dƣơng tinh thần và những việc làm tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng cũng nhƣ các vi phạm pháp luật, hành vi tiêu cực khác; lên án, đấu tranh đối với những ngƣời có hành vi sai trái; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tạo ra những diễn đàn để nhân dân thực hành quyền giám
sát. Cơ quan báo chí, phóng viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi trái pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu đó theo quy định của pháp luật; trƣờng hợp không cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nhƣng đồng thời, pháp luật cũng quy định, cơ quan báo chí, phóng viên phải đƣa tin trung thực, khách quan. Tổng biên tập, phóng viên chịu trách nhiệm về việc đƣa tin và chấp hành pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.