Nội dung giám sát của các hội [8, 9]

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 72)

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam đƣợc thành lập ngày 6/12/1989, là một đoàn thể chính trị xã hội của lực lƣợng cựu chiến binh Việt Nam, có chức năng đại diện

2.1.3.2- Nội dung giám sát của các hội [8, 9]

Các tổ chức xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tham gia giám sát cùng với Mặt trận thì thực hiện nội dung giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên. Các tổ chức xã hội chƣa tham gia Mặt trận hoặc đã tham gia Mặt trận nhƣng khi giám sát thực hiện quyền giám sát của mình một cách độc lập thì thuộc loại giám sát của các tổ chức xã hội. Thông thƣờng, giám sát của các tổ chức xã hội xoay quanh các nội dung sau:

+ Giám sát đối với việc xây dựng pháp luật, chính sách trong các lĩnh vực liên

quan. Vì các hội hoạt động có tính chất chuyên ngành, quy tụ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm hoặc những ngƣời có sở thích, say mê nghiên cứu trong lĩnh vực

đã chọn nên ý nghĩa, chất lƣợng giám sát và tƣ vấn, phản biện cho các cơ quan xây dựng pháp luật là rất rõ. Ví dụ: Năm 2004 và 2005, trong việc soạn thảo Luật môi trƣờng, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã 4 lần góp ý tại các Công văn số 24 ngày 18/5/2004, số 38 ngày 18/6/2004, số 101 ngày 28/7/2004 và số 01 ngày 03/01/2005, Hội đã gửi Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tổng cộng 49 trang báo cáo và 26 trang phụ lục, bao gồm các kiến nghị về cấu trúc của Luật và về các nội dung liên quan và hàng trăm ý kiến góp ý sửa chữa câu chữ cho hầu hết các điều của các dự thảo – Nguồn: Web site của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng Việt Nam. Một số hội ngành nghề khác, nhƣ: Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam đã tham gia ý kiến khi xây dựng Luật thƣơng mại, Bộ luật hàng hải; dự các hội nghị về cơ chế quản lý, chính sách do các Bộ, ngành tổ chức về các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp giao nhận kho vận,… - Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam năm 2005.

+ Giám sát đối với việc thực hiện pháp luật, chính sách trong lĩnh vực liên

quan. Đó là các lĩnh vực có hoạt động thƣờng xuyên của hội, nhƣ: Xóa đói giảm nghèo; Bảo vệ môi trƣờng (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội địa chất, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng,…); Nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Hầu hết các hội trong Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội các ngành sinh học, Hội tâm lý, Hội đúc luyện kim,…); Cứu trợ nhân đạo (Hội chữ thập đỏ, Hội y học,…); Xã hội hóa về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao (Các hội thuộc Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, Hội khuyến học, Hội tâm lý giáo dục,…).

Trong thực tế, đa số các lĩnh vực mà tổ chức xã hội tham gia giám sát đều nằm trong những phạm vi mà tổ chức đó có thế mạnh. Ví dụ: Hội Luật gia Việt Nam có đại diện tham gia là thành viên của hội đồng tuyển chọn thẩm phán tòa án nhân dân, thẩm phán tòa án quân sự; hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân, viện kiểm sát quân sự các cấp và hội đồng tuyển chọn chấp hành viên các cấp. Trong hoạt động này, các cấp hội đã có tiếng nói, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngành tòa án và ngành kiểm sát, thi hành án trong sạch, vững mạnh.

Một phần của tài liệu Giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở Việt Nam.PDF (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)