Tự do hóa bƣớc ngoặt quyết định trong cải tổ viễn thông

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh (Trang 37 - 38)

Sau khi nhu cầu các dịch vụ viễn thông cơ bản của xã hội đã đƣợc thỏa mãn và mạng lƣới do NTT đầu tƣ đã bắt đầu có lãi, năm 1985, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành cải tổ viễn thông. Cho tới thời kỳ này thực chất viễn thông ở Nhật Bản đã đƣợc công ty hóa và tƣ nhân hóa. Việc cải tổ đƣợc tập trung ở khâu cạnh tranh trong khai thác các dịch vụ viễn thông. Thị trƣờng Viễn thông Nhật Bản từ chỗ độc quyền đƣợc chuyển thành một trong những thị trƣờng có tính cạnh tranh cao nhất hiện nay.

Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy thời kỳ độc quyền cho phép phát triển viễn thông theo các chỉ tiêu số lƣợng. Cạnh tranh cho phép giảm giá thành, nâng cao chất lƣợng.

1.3.3. Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại CH Pháp

Vào đầu thập kỷ 70, mạng lƣới viễn thông của Pháp thuộc vào hàng lạc hậu nhất trong các nƣớc tƣ bản với mật độ điện thoại không tới 10 máy/100 dân. Cơ chế quản lý và sản xuất kinh doanh hầu nhƣ không có sự cải tiến so với thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Trƣớc nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng, Chính phủ Pháp đã đề ra chƣơng trình tăng tốc mạng lƣới viễn thông. Thực hiện chƣơng trình này, Viễn thông Pháp đã dứt khỏi trì trệ và bắt đầu cất cánh từ năm 1974. Tỷ lệ tăng trƣởng của mạng lƣới đạt 10% năm 1974 và

38

tăng liên tục tới 19% năm 1978, sau đó giảm dần còn dƣới 5% từ năm 1985 đến nay. Nguyên nhân thành công chủ yếu trong bƣớc phát triển nhảy vọt này là do Chính phủ và ngành viễn thông Pháp đã thực hiện một loạt các chính sách nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh (Trang 37 - 38)