c. Thị trường dịch vụ viễn thông
1.2.1.3 Các điều kiện vi mô
27
a. Khách hàng
Khi nền kinh tế phát triển, đời sống của ngƣời dân có nhiều cải thiện, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ tăng cao phục vụ cho công việc, liên lạc, giải trí... Do đó họ sẽ chi tiền nhiều hơn để mua các dịch vụ và thiết bị viễn thông. Nhƣng nhìn chung, nhóm khách hàng này cũng gây áp lực nhiều cho ngành viễn thông bởi những đòi hỏi quá cao của khách hàng. Họ muốn sản phẩm dịch vụ cung cấp phải tốt nhất đồng thời giá cả phải rẻ. Muốn vậy thì các doanh nghiệp phải nghiên cứu sáng tạo và cung cấp dịch vụ đa dạng, đông thời chế tạo sản xuất sản phẩm đầu cuối chất lƣợng đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng ấy.
b. Đối thủ cạnh tranh
Ngành cung cấp dịch vụ viễn thông đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp mới gia nhập bởi mức lợi nhuận hấp dẫn. Mặc dù đã có một số dự đoán về những khó khăn trong tƣơng lai ngành viễn thông, nhƣng ngƣời ta cũng chỉ mới đƣa ra đƣợc một phác họa sơ lƣợc về hình hài của nó với những chi tiết đại loại nhƣ sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn do sự xuất hiện của các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi hàng rào đầu tƣ và kỹ thuật gỡ bỏ, kết cục là một số doanh nghiệp trong nƣớc sẽ bị phá sản, thị trƣờng sẽ bị các doanh nghiệp nƣớc ngoài lấn át, giá cả và chất lƣợng dịch vụ sẽ vận động theo hƣớng có lợi cho ngƣời tiêu dùng ...
Những câu hỏi thu hút sự quan tâm đặc biệt nhƣ chiếc bánh thị phần sẽ đƣợc phân chia nhƣ thế nào, sự cạnh tranh bất lợi với doanh nghiệp nƣớc ngoài có bóp chết hoặc kìm hãm doanh nghiệp nội địa bất chấp những nỗ lực cải thiện tính cạnh tranh của họ không v.v... chƣa đƣợc trả lời thỏa đáng.
Ngƣời mới nhập cuộc với chính sách dễ dàng nhƣ thế, thì sẽ ngày càng xuất hiện thêm các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tham gia hoạt động trong ngành này, làm cho áp lực cạnh tranh càng tăng cao. Nhƣng với các
28
doanh nghiệp vừa gia nhập, Việt Nam vẫn còn có một số chính sách bảo hộ có lợi cho doanh nghiệp trong nƣớc trong một thời gian nhất định. Yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là phải tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có mà cung cấp sản phẩm dịch vụ, ngày càng thể hiện thƣơng hiệu của doanh nghiệp mình hơn.
c. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp cho các doanh nghiệp thiết bị viễn thông là các cơ sở sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, dây cáp, hệ thống mạng vô tuyến... Các nhà cung cấp này có rất nhiều do ngành hàng điện tử là một ngành hàng phong phú. Việc hội nhập của Việt Nam cũng là một cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông tiếp xúc và tìm đƣợc nhà cung cấp với trình độ kỹ thuật cao từ nƣớc ngoài, nhƣng từ đây thì áp lực cạnh tranh cũng gia tăng do các doanh nghiệp lớn mạnh về vốn và trình độ kỹ thuật có thể liên kết với nhau hình thành những liên minh mà sản phẩm của họ chiếm vị trí cao trong ngƣời tiêu dùng. Các loại thiết bị cũng dễ dàng thay thế và chuyển đổi do trình độ kỹ thuật công nghệ cao nên áp lực cạnh tranh của ngành càng gia tăng hơn. Đứng trên góc độ nhà cung cấp, các doanh nghiệp thiết bị viễn thông này là những khách hàng rất quan trọng vì sự lớn mạnh của ngành hàng viễn thông.
d. Sản phẩm thay thế
Áp lực sản phẩm thay thế đối với ngành viễn thông đƣợc cho là thấp vì mặt hàng dịch vụ viễn thông khó mà thay thế đƣợc bởi các mặt hàng khác, nó là sản phẩm thiết yếu, cần phục vụ cho cuộc sống và cho nhu cầu phát triển công nghệ thông tin của quốc gia và trên toàn thế giới. Ít có sản phẩm thay thế nên it có áp lực cạnh tranh. Vả lại nếu thay thế sản phẩm thì chi phí chuyển đổi của ngƣời mua sẽ cao.