- Tăng cƣờng công tác xây dựng đội ngũ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ thuật chuyên môn lành nghề
e. Chính sách phát triển nguồn nhân lực.
3.1.1.3 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, toàn cầu hóa không chỉ là mối quan tâm của riêng một quốc gia mà là một vấn đề chung của toàn thế giới. Toàn cầu hóa tác động sâu sắc tới tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực. Cũng nhƣ các quốc gia khác, Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó.
Trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu nhƣ là khái niệm đƣợc dùng để chỉ các tác động của thƣơng mại nói chung và tự do hóa thƣơng mại hay tự do thƣơng mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, tự do hóa thƣơng mại kéo theo những dòng chảy tƣ bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thƣơng mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa…
Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam bắt đầu sâu rộng từ năm 1995. Xác định toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hƣớng tất yếu, với phƣơng châm “tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” theo tinh thần nghị quyết Đại hội XI của Đảng, thời gian qua Việt Nam đã và đang đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trong trong tiến trình hội nhập. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới liên tục biến động, phức tạp và khó lƣờng, đặc biệt là cuộc khủng
79
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhƣng kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn cơ bản ổn định, duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng, tiềm lực và quy mô kinh tế tiếp tục tăng lên. Việt Nam đã bƣớc ra khỏi tình trạng là một nƣớc kém phát triển.
Hội nhập đã phá đƣợc thế bao vây cấm vận, tạo đƣợc sự bình đẳng trong thƣơng mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó nòng cốt là ngoại thƣơng tiến bộ rõ rệt. Thị trƣờng đƣợc rộng mở tới gần 149 nền kinh tế thành viên. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trƣởng và năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Mặc dù là lĩnh vực nhạy cảm, nhƣng khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ đối ngoại, phát triển cả về chiều rộng và bề sâu. Nhiều loại hình dịch vụ mới đƣợc mở mang. Một số ngành công nghệ mới, công nghệ cao đã đƣợc đầu tƣ và phát triển. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cơ cấu lao động cũng chuyển biến tích cực, giảm dần lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Hội nhập thúc đẩy tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ và quản lý kinh doanh năng động hơn. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá thành sản phẩm cạnh tranh. Thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc xác lập và ngày càng hoàn chỉnh. Các yếu tố thị trƣờng và các loại hình thị trƣờng tiếp tục hình thành và phát triển. Cơ chế chính sách thông thoáng, đầy đủ, đồng bộ, môi trƣờng kinh doanh đƣợc cải thiện.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức, trở ngại. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chƣa cao; năng lực cạnh tranh của hàng hóa ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng,
80
DN còn kém; giá thành sản phẩm còn cao, phẩm cấp thấp so với chuẩn quốc tế, chất lƣợng phục vụ chƣa chuyên nghiệp.
Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện những cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng, cũng nhƣ các quy chế của WTO. Trong khi đó, cơ chế, chính sách về kinh tế - xã hội của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, chƣa đồng bộ cũng là khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập. Do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, nên không ít DN Việt Nam chƣa đủ khả năng nhận biết và tránh né các rào cản, đồng thời còn lúng túng trong việc tìm biện pháp xử lý, tháo gỡ. Việc mở cửa thị trƣờng trong nƣớc chƣa đƣợc tiến hành song song với việc thiết lập hàng rào kỹ thuật hiệu quả để ngăn chặn những bất lợi, rủi ro từ bên ngoài.
Yêu cầu cải cách thể chế thƣơng mại cũng đang đặt ra những sức ép không nhỏ. Việc cải cách thể chế của Việt Nam theo hƣớng tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ vẫn chƣa khắc phục đƣợc nhƣợc điểm thiếu tính hệ thống, thiếu minh bạch và thiếu ổn định. Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô, quản trị sản xuất, kinh doanh và thực hành trong nhiều lĩnh vực, nhiều địa phƣơng còn bất cập so với yêu cầu trình độ khu vực và quốc tế. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao còn hạn chế là trở ngại lớn trong việc tiếp nhận các dự án FDI công nghệ cao.
Tỉnh Hà Tĩnh đang có nhiều nỗ lực thực hiện hội nhập quốc tế, đặc biệt là các chƣơng trình, kế hoạch kết nối các khu vực kinh tế với Chính phủ và các địa phƣơng của Lào, Thái Lan để huy động nguồn lực bên ngoài và tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Ngoài ra Hà Tĩnh cũng đang tích cực thực hiện “hội nhập tại chỗ” thông qua việc thu hút các dự án FDI lớn vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm của tỉnh, điển hình là Dự án Khu liên
81
hợp luyện kim – cảng biển nƣớc sâu Formosa tại Khu công nghiệp Vũng Áng có tổng vốn đăng ký gần 8 tỷ USD và tiến độ triển khai rất tốt.