Tình hình kinh tế xã hội trong nước và tại địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh (Trang 75)

- Tăng cƣờng công tác xây dựng đội ngũ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ thuật chuyên môn lành nghề

e. Chính sách phát triển nguồn nhân lực.

3.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội trong nước và tại địa phương

Từ năm 2007 đến nay, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới biến đổi nhanh với những diễn biến phức tạp. Trong thời gian qua, tuy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu sắc đến kinh tế và xã hội, nhƣng cũng đặt ra không ít thách thức. Tiếp cận thị trƣờng xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

76

(FDI) tăng nhanh, môi trƣờng kinh doanh đƣợc cải thiện và minh bạch hơn, thể chế kinh tế theo định hƣớng thị trƣờng đƣợc củng cố và hoàn thiện hơn, thế và lực của Việt Nam trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm nảy sinh một số vấn đề. Các ngành công nghiệp trong nƣớc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều chỉnh do sức ép cạnh tranh.

Theo Báo cáo số 5440/BC-BKHĐT ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2013 (Tài liệu phục vụ họp báo của Chính phủ tháng 7/2013) cho thấy:

Trong 7 tháng đầu năm, dƣới sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 và Nghị quyết các phiên họp thƣờng kỳ của Chính phủ. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến rõ rệt và đạt nhiều kết quả tích cực, đúng hƣớng trong các ngành, lĩnh vực. Lạm phát tiếp tục đƣợc kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục có những chuyển biến đáng kể tuy còn nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp tƣơng đối ổn định. Lĩnh vực dịch vụ phát triển khá. Xuất khẩu duy trì đà tăng trƣởng cao hơn kế hoạch đề ra; hoạt động nhập khẩu, nhất là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ đầu tƣ và sản xuất kinh doanh có cải thiện; tỷ lệ nhập siêu thấp. Lãi suất giảm, cùng nhiều biện pháp miễn giảm thuế, giãn thuế,... đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng trƣởng tín dụng tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Giải ngân vốn ODA và FDI thực hiện đạt khá. Hoạt động phát triển doanh nghiệp bƣớc đầu đã có những cải thiện. Các chính sách về an sinh và phúc lợi xã hội tiếp tục đƣợc bảo đảm; an ninh chính trị, trật tự xã hội đƣợc giữ vững.

77

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: lạm phát tuy đƣợc kiềm chế nhƣng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại trong những tháng cuối năm; lãi suất tuy giảm nhƣng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn thấp; dƣ nợ tín dụng tăng chậm; tiến độ thu NSNN đạt thấp so với kế hoạch. Thị trƣờng và sức mua có chuyển biến nhƣng chậm. Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Tình hình tai nạn giao thông tiếp tục diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn nghiêm trọng vẫn còn cao. Đời sống của một bộ phận dân cƣ gặp khó khăn; các tệ nạn xã hội, tội phạm còn diễn biến phức tạp.

Tại địa phƣơng Hà Tĩnh, theo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, kinh tế Hà Tĩnh trong thời gian qua có tốc độ tăng trƣởng khá, tổng sản phẩm GDP tăng hàng năm bình quân đạt 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hƣớng tăng tỷ trọng Công nghiệp - Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông nghiệp.

Các thành phần và lĩnh vực kinh tế đều phát triển tạo ra sự phát triển đồng đều và vững chắc của nền kinh tế. Các ngành công nghiệp có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao nhƣ: Công nghệ điện tử, công nghiệp nặng, cơ khí đã và đang đƣợc đầu tƣ vào Hà Tĩnh. Môi trƣờng đầu tƣ ngày càng đƣợc hoàn thiện. Thủ tục hành chính tiếp tục đƣợc cải cách theo hƣớng nhanh gọn, thuận lợi cho nhà dầu tƣ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) ngày càng đƣợc nâng cao.

Trong những năm qua công tác quy hoạch, đầu tƣ xây dựng cơ bản, cùng với việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng và hấp dẫn. Hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp đƣợc quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Đến nay Hà Tĩnh có 2 khu kinh tế và các khu công nghiệp đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000ha và nhiều cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 22.781ha, đã có 90 dự án đầu tƣ với tổng vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng;

78

Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có diện tích tự nhiên 56.000ha, đã có 10 dự án đầu tƣ mới, với tổng vốn đăng ký đầu tƣ là 1.400 tỷ đồng.

Công tác thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đạt kết quả cao, đã có 8 nƣớc và vũng lãnh thổ có dự án đầu tƣ tại Hà Tĩnh với số vốn trên 10 tỷ USD trong đó có dự án lớn: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dƣơng của Tập đoàn Formosa 7,879 tỷ USD; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam 1,595 tỷ USD; Nhà máy gang thép của Tập đoàn Vạn Lợi 100 triệu USD; Khai thác mỏ sắt Thạch Khê 670 triệu USD. Năm 2011, tổng vốn FDI đăng ký xấp xỉ 24 tỷ USD. Hiện đang xúc tiến Dự án lọc hóa dầu có công suất 16 triệu tấn/năm với số vốn đầu tƣ trên 12 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)