Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 36)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Lịch sử hình thành

Con người ở môi trường nào thì sáng tạo ra trò chơi gắn liền với môi trường đó. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, môi trường nhiệt đới với nguồn nước phong phú và đó là yếu tố thuận lợi cho nghệ thuật múa rối nước ra đời. Vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản là thấp và bằng phẳng, người Việt khi chinh phục đồng bằng đã phải đối mặt với tình trạng thừa nước: “Cuộc sống của người nông dân châu thổ Bắc Bộ thường bị khốn đốn vì thừa nước chứ không phải thiếu nước”. Rối nước bắt nguồn từ những trò chơi, từ nghệ thuật

33

tạo hình của người lao động. Họ là những con người “chân lấm tay bùn”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, sống và gắn bó với nước ngay từ trong “bụng mẹ”. Nguồn nước là thứ không thể thiếu đối với một cộng đồng nông nghiệp. Đó là yếu tố quan trọng hàng đầu: Nhất lúa, nhì phân, tam cần, tứ giống nên có thể nói nước gắn bó với người nông dân Việt thân thiết vô cùng. Họ sống, lao động, sinh hoạt… đều gắn liền với nước và ngay cả khi vui chơi, giải trí cũng không tách khỏi yếu tố nước. Rối nước manh nha từ trong công cuộc trị thủy - một trong bốn họa nguy hiểm hàng đầu đó là thủy (nước), hỏa (lửa), đạo (trộm), tặc (giặc) [28, tr. 46]. Nước luôn là yếu tố gần gũi, thân quen, quan trọng bậc nhất nhưng cũng chứa đựng cả sự thiêng liêng.

Yếu tố nước luôn gắn liền với mỗi người dân đất Việt và đối với nghệ thuật rối nước, những người dân Việt cổ đã thành công không chỉ trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt nó làm ra hạt gạo nuôi sống mình mà còn phục vụ cho đời sống tinh thần.

Trên thế giới có nhiều cộng đồng sinh sống bằng nghề nông, những quốc gia với diện tích nước lớn nhưng múa rối nước với sân khấu mặt nước đặc sắc và độc đáo này xuất hiện duy nhất ở Việt Nam. Những con rối thô sơ của nghệ thuật tạo hình ban đầu trong những trò chơi tự phát đã dần được hoàn thiện với trình độ tinh vi và nghệ thuật hơn đem lại một loại hình nghệ thuật đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn bởi sự kỳ diệu và biến hóa.

Như vậy, có thể khẳng định bên cạnh điều kiện tự nhiên thì tài năng, trí tuệ và óc sáng tạo của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ là yếu tố quyết định cho sự ra đời của nghệ thuật rối nước Việt Nam. Nói cách khác, môi trường lúa nước là điều kiện cần, tài năng sáng tạo của người nông dân là điều kiện đủ cho sự ra đời của nghệ thuật múa rối nước có một không hai này.

Thời điểm ra đời

Thời điểm chính xác về ra đời của múa rối nước cho đến nay vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải. Những giả thuyết mà các nhà nghiên cứu đặt ra hiện

34

nay chưa có đủ tư liệu khoa học để khẳng định. Điều này cũng dễ hiểu khi mà xưa kia rối nước thường bí truyền trong các tổ chức phường hội và đất nước lại trải qua thời gian dài bị chiến tranh tàn phá.

Tính đến thời điểm hiện nay, các nhà nghiên cứu hàng đầu như Nguyễn Huy Hồng, Tô Sanh đều khẳng định nghệ thuật múa rối của dân tộc đã khá phát triển dưới thời Lý (1010 - 1225). Minh chứng cho điều này bia Sùng Thiện Diên Linh dựng năm 1121 đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128) tại chùa Đọi (Phủ Lý - Hà Nam). Văn bia do Thượng thư Nguyễn Công Bật soạn với việc miêu tả một buổi lễ long trọng nhân dịp kỉ niệm ngày sinh vua cha do vua Lý Nhân Tông tổ chức trong đó có biểu diễn múa rối:

Thả Rùa Vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn… Phơi mai để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững

Rùa vàng liếc mắt nhìn bờ Hé môi phun nước

Ngửa trông dải mũ nhà vua Cúi xét bàn trời lồng lộng Trông vách núi cheo leo Dàn nhạc Thiền réo rắt Cửa động mở ra

Thần tiên xuất hiện

Đều là giáng điệu Thiên cung Há phải phong tư trần thế

Các nàng vươn tay nhỏ, dâng khúc Hồi phong Nhăn mày thúy, ca ngợi vận đẹp

Chim quý từng đàn ca múa

Các con thú chạy loăng quăng

35

Sự phát triển của trò rối thể hiện: diễn đã có lời và có động tác:

“Nàng tiên từ trên không sa xuống Cất lên tiếng hát véo von

Ca ngợi công đức đầu tiên của vị vua hiền” [46, tr. 57].

Như vậy, từ thế kỷ XI, nghệ thuật múa rối đã rất thịnh hành và có một trình độ khá cao. Điều này giúp ta nhận định múa rối nước đã có từ trước đó thế kỷ IX, X. Hay có thể sớm hơn nữa như ý kiến của GS Trần Quốc Vượng:

“Tại chùa Pháp Vân (Bắc Ninh) có di chỉ về múa rối nướcvào cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III” [9, tr. 14].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)