Khôi phục, bảo tồn các tích trò cổ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 101)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Khôi phục, bảo tồn các tích trò cổ

Bảo tồn là cái cổ truyền cần phải được giữ nguyên. Hệ thống các tích, trò của múa rối nước Việt Nam và múa rối nước Nam Chấn là cả một bức tranh đẹp về cuộc sống lao động, sinh hoạt của người Việt. Đó là văn hóa, là bản sắc của một dân tộc, chúng ta có trách nhiệm phải gìn giữ, nâng niu và bảo vệ.

Kho tàng các tích trò của phường rối Nam Chấn hiện được đánh giá cao với 44 tích trò, tuy nhiên vẫn còn hàng trăm các tích trò cổ chưa được khôi phục đặc biệt các cách tích trò có ảnh hưởng của điển tích Trung Quốc như Tiền Hán, Hậu Hán, Tây Du, Hàn Tín điếu ngư, Vua Thuấn, Đường Tăng thỉnh kinh, Gia Cát cầu phong, Chiêu quân cống Hồ, Tây Bá đi săn… hay những tích trò góp sức cho kháng chiến thời chống Pháp, chống Mĩ như: Đánh công đồn, Bắn máy bay định, Bắt lái giặc… Các tích trò chưa được phục hồi phần lớn là do vấn đề thiếu tài chính bởi lẽ việc khôi phục cần đầu tư lớn về quân rối, thiết kế máy điều khiển và khôi phục lời thoại… Do đó, đến nay các tích trò này chỉ còn nằm trong trí nhớ của các nghệ nhân cao tuổi như nghệ nhân Phan Văn Niệm (86 tuổi), nghệ nhân Phan Văn Mao (83 tuổi) còn đối với các thế hệ nghệ nhân trẻ chỉ còn biết đến tên các tích trò. Chính vì đó, vấn đề sưu tầm và bảo lưu những tích trò cổ của phường rối Nam Chấn đặt ra vô cùng cấp bách.

3.4.2. Đổi mới đề tài, sáng tạo các tích trò mới phản ánh cuộc sống đương đại

Bảo tồn và phát huy di sản múa rối nước chính là góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, góp phần giữ gìn và lưu truyền cho thế hệ sau tinh hoa văn hóa của dân tộc. Hai công việc bảo tồn và phát huy luôn song hành và cấp thiết đối với nghệ thuật múa rối nước. Rối nước Nam Chấn hiện nay ngoài những tích và tích trò hiện có cùng những tích trò sưu tầm khôi phục còn rất cần những sáng tạo mới phù hợp với tâm lý, tình cảm, thị hiếu, văn hóa của công chúng đương đại.

98

Rối nước Việt Nam nói chung và rối nước Nam Chấn nói riêng nếu cứ sống mãi với những vốn cổ thì sẽ không tồn tại được với cuộc sống đương đại ngày nay. Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại với sự phát triển của khoa học, công nghệ điện tử, thông tin toàn cầu… Và tất yếu chúng ta sẽ nảy sinh những nhu cầu nghệ thuật mới cho phù hợp với nhịp sống ngày nay. Rối nước truyền thống là hình ảnh đẹp của một thời đã và đang trôi qua. Hình ảnh mái đình, cây tre, người nông dân cấy, cày, gặt, hái, câu cá, chăn vịt… lam lũ, chăm chỉ, cần mẫn là những hình ảnh đẹp trong bức tranh văn hóa Việt Nam. Nhưng cuộc sống ngày nay không chỉ có thế. Đô thị hay nông thôn, thủ đô Hà Nội hay vùng quê như Nam Chấn đều có những đổi thay từng ngày. Rối nước Nam Chấn không thể kể mãi về cuộc sống trong quá khứ với các tích trò Tứ dân, Câu ếch, Dệt vải trao con, Đánh cáo bắt vịt, Trọi trâu, Đua thuyền, Đánh cá… vì trước hết kể mãi thì cũng sẽ nhàm chán và thêm nữa đó dường như không phải là nhịp sống hiện tại. Chúng ta cần phải phản ánh sự phong phú, mới mẻ của cuộc sống đang đổi mới hôm nay, của nông thôn mới trên mảnh đất Việt.

Xuất phát từ thực tế trên, phường rối Nam Chấn cần có sự đầu tư xây dựng các tiết mục rối gắn liền với cuộc sống ngày nay. Kinh nghiệm rút ra từ lịch sử nghệ thuật trong nước cũng như trên thế giới đã cho thấy rằng, sức sống của một bộ môn nghệ thuật không chỉ thu lại ở phương diện bảo tồn và tiếp thu tinh hoa của quá khứ mà còn thể hiện ở phương diện phát huy và phát triển loại hình nghệ thuật đó trong thời đại mới. Tiếp nhận di sản truyền thống quý báu nhưng để tồn tại cần phải tìm tòi, cải tiến, điều chỉnh và nâng cao, để nghệ thuật thích nghi với thời đại, với định hướng văn hóa của dân tộc và hoàn thiện không ngừng qua thời gian. Người xem sẽ không còn quay lưng với múa rối nước khi nghệ thuật đó có những biến đổi phù hợp với cuộc sống đương đại, khi những tích trò rối nước mang hơi thở của chính cuộc sống

99

đương đại. Rối nước Nam Chấn không chỉ có những đền tài về nông thôn - nông nghiệp… mà còn cần đi sâu những đề tài khác. Thành công trong việc đưa các tích trò rối nước phản ánh giao thông hay môi trường… của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm là một minh chứng điển hình cho hướng phát triển này.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)