8. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Kỹ thuật diễn rối và các tích trò
Kỹ thuật diễn rối
Kỹ thuật biểu diễn rối vốn nằm ở các máy điều khiển rối. Phường rối Nam Chấn cũng giống như các phường rối khác sử dụng hai loại máy điều khiển là máy sào và máy dây hay còn gọi là máy cứng và máy mềm.
Loại máy sào vẫn phân làm hai loại là máy sào đơn giản và máy sào phức tạp. Máy sào đơn giản, gồm một sào tre dài khoảng 3m và một bàn gỗ để giữ và đưa quân rối đi lại trên sân khấu mặt nước (như ở đàn vịt trong tiết mục “Cáo bắt vịt”). Còn máy sào phức tạp, ngoài công việc của máy đơn giản, còn được cấu tạo thêm các dây cho chân tay, đầu mình quân rối cử động theo ý người điều khiển.
Loại máy dây: Máy dây thay sào bằng một sợi dây mắc ngầm theo hệ thống cọc đóng chìm. Quân rối được lắp vào một bàn máy lớn có mắc nhiều dây và trên cơ sở đó, các nghệ nhân điều khiển cho quân rối hoạt động. Máy dây thường dùng cho việc diễn các trò có đông nhân vật như: múa sư tử, đánh trống, đánh võ, múa tập thể.
Ở phường rối Nam Chấn các nghệ nhân ưu sử dụng máy dây nhiều hơn bởi lẽ máy dây đem lại sự linh hoạt cho những quân rối như trong các tích trò:
72
Tễu giáo đầu, Vinh quy bái tổ, Chọi trâu ngoài sới, Cáo bắt vịt, Bật cờ, Múa tiên… Điều đó cũng là cơ sở góp phần thu hút, lôi cuốn người xem.
Như vậy, về kỹ thuật biểu diễn hay cụ thể là ở cách lắp đặt máy điều khiển, phường rối Nam Chấn sử dụng hai loại máy điều khiển phổ biến như các phường rối nhưng thiên về sử dụng máy dây nhiều hơn.
Hệ thống tích trò
Phường rối Nam Chấn hiện nay có hơn 40 trò cổ. Các tích trò của phường rối nước Nam Chấn phản ánh sinh động về cuộc sống, có nội dung sâu sắc, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tương thân, tương ái mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo. Các tích trò phần lớn được truyền lại từ những thế hệ trước, chủ yếu xoay quanh cuộc sống của người nông dân như Đánh cá, Cày bừa, Dệt vải, Múa lân, Múa sư tử... và cả một số trò khá lạ như Kéo cá dâng hoa, Câu ếch, Lân tranh cầu...
Trước Cách mạng Tháng Tám, phường rối Nam Chấn từng đi biểu diễn ở nhiều nơi với các tiết mục thiên về những điển tích Trung Quốc, và các trò mang yếu tố tâm linh như: Tiền Hán, Hậu Hán, Tây Du, Tây Bá đi săn, Hàn Tín điếu ngư, Vua Thuấn, Rước kiệu, Tế thần… và một số tiết mục giải trí như Múa Tễu, Hề chăm hề lười, Bật cờ, Cáo leo cây… Sức sống của rối nước vẫn tiềm ẩn trong mỗi người dân làng Rạch để rồi hòa bình lập lại, phường rối ngày càng có nhiều cải tiến, nâng cao.
Thời gian này, phường cử người đi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với các đoàn rối nước ở trung ương và các địa phương khác, xây dựng thêm nhiều tiết mục về lịch sử. Trong “hành trang” tiết mục của phường có thêm Lê Lợi khởi nghĩa, Trần Hưng Đạo bình Nguyên, Trưng Trắc - Trưng Nhị, Rước chân dung Hồ Chủ tịch, Bộ đội chào cờ, Hoa sen Bác Hồ… bên cạnh các trò:
Cưỡi cá dâng hoa, Xay thóc giã gạo, Vợ chồng ông lão câu cá, Bát tiên, Tứ linh, Múa lân, Chọi trâu…Với sự nhạy bén và sáng tạo, phường rối Nam
73
Chấn luôn đổi mới tiết mục phục vụ nhiệm vụ chính trị, tùy theo từng giai đoạn như: Đánh Pháp công đồn, Bình dân học vụ, Bắn máy bay địch, Mở hội xuống đồng… Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử đều được các nghệ nhân sáng tác các tích trò khác nhau nhằm tái hiện lại những giờ phút huy hoàng, những chiến thắng oai hùng của dân tộc.
Các tích trò rối nước Nam Chấn phần lớn từ xa xưa truyền lại. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tích trò là do các nghệ nhân trong làng nghiên cứu, dàn dựng lại sao cho phù hợp và thêm phần đặc sắc, hấp dẫn như Bộ đội chào cờ, Hoa sen Bác Hồ, Cu Tí đánh hổ… Cùng với đó, một số tích trò mới dựa theo cuộc sống hiện đại cũng được xây dựng nhưng không có sức sống mạnh mẽ bằng các tích trò cổ, hơn nữa phần sáng tác lời hát và tạo hình con rối theo kiểu hiện đại cũng gặp nhiều khó khăn... Một số tích trò diễn khá công phu như Trần Hưng Đạo bình Nguyên. Nhiều phường rối dân gian khác, trong đó có cả Nhà hát múa rối Trung ương đã đến tham khảo và học tập các tích trò của phường rối Nam Chấn (năm 1971).
Với tổng số 44 tích trò có thể nói, so với các phường bạn, số tiết mục của rối nước Nam Chấn rất phong phú tuy nhiên cũng nhận thấy hầu hết đó đều là những trò cổ. Tiết mục “Cu Tí đánh hổ” là tiết mục được các nghệ nhân phường rối Nam Chấn đầu tư thực hiện để tham gia “Liên hoan múa rối dân gian toàn quốc lần thứ nhất 2011”. Tích trò “Cu Tí đánh hổ” cũng là tích trò dài nhất chiếm đến 1/4 thời gian của buổi biểu diễn hiện nay của phường (khoảng từ 15 - 17 phút). Hiện nay, có một thực tế ở hầu hết các phường rối nước dân gian chủ yếu các tiết mục là vốn cổ, thiếu những tiết mục mới. Và đó cũng chính là khó khăn lớn của các phường rối dân gian nói chung, rối nước Nam Chấn nói riêng: thiếu kinh phí và hạn chế về trình độ viết kịch bản nên thiếu vắng những tích trò mới.
74