Phường rối có số lượng tích trò nhiều nhất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Phường rối có số lượng tích trò nhiều nhất

Nam Chấn xưa nay vốn là một phường rối nổi tiếng với những nghệ nhân tài hoa biết làm rối. Phường rối nước Nam Chấn còn khiến các phường khác phải nể phục bởi khối lượng tích trò phong phú.

Theo thống kê của tác giả, phường hiện có 44 tích và trò diễn dưới đây: 1. Tễu giáo đầu

2. Bật cờ thiên địa phủ 3. Bật hai hàng rối đô 4. Kéo cá dâng hoa 5. Múa rồng

6. Trần Hưng Đạo

7. Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn 8. Chiêu Quân cống Hồ

9. Tiền Hán (Bái Công - Hạng Võ)

10. Sự tích hai bà Trưng (Trưng Trắc - Trưng Nhị) 11.Chọi Trâu (sào)

12.Chọi trâu ngoài sới (dây) 13.Dệt vải trao con

14.Xay lúa giã gạo 15.Mao duyên thọ 16.Tế thần

17.Tiên leo cầu

18.Tiên cưỡi cá đi quanh ao 19.Múa bát tiên

20.Múa công 21.Cáo bắt vịt

84 23.Câu ếch 24.Câu cá 25.Đánh cá 26.Múa sư tử 27.Đánh đu 28.Đánh vật 29.Lân tranh cầu 30.Leo cau đốt pháo 31.Đua thuyền 32.Vinh quy bái Tổ 33.Bộ đội chào cờ 34.Đánh bốt công đồn 35.Hò kéo pháo 36.Cưỡi trâu thổi sáo

37.Mở hội xuống đồng (cầy bừa cấy) 38.Đánh tàu chiến Mỹ

39.Rước chân dung 40.Hoa sen Bác Hồ

41.Nữ du kích giải tù binh 42.Nhi đồng hý thủy (bơi lội)

43.Múa tứ linh (Long, ly, quy, phượng) 44.Cu Tí đánh hổ

Với số lượng 44 tích trò, đặt trong so sánh với số lượng tích trò của các phường rối dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ, số lượng tích trò của phường rối Nam Chấn nhiều hơn cả.

Dưới đây là thống kê về các tích trò của 14 phường rối dân gian còn lại (trừ phường Nghĩa Hưng) được tác giả tổng hợp dựa trên nghiên cứu giáo sư

85

Hoàng Chương cùng các cộng sự Đoàn Thị Tình, Đặng Ánh Ngà, Phan Văn Liêm. [9, tr. 245 - 264].

Stt Tên phường rối Địa điểm Số tích trò

1 Đào Thục Đông Anh, Hà Nội 17

2 Làng Yên (Yên Thôn) Thạch Thất, Hà Nội 18 3 Tế Tiêu (Đồng Bình) Mỹ Đức, Hà Nội 20 4 Đồng Ngư Thuận Thành, Bắc Ninh 20 5 Nghĩa Trung Nghĩa Hưng, Nam Định 20 [51] 6 Hồng Phong (Bồ Dương) Ninh Giang, Hải Dương 20

7 Chàng Sơn Thạch Thất, Hà Nội 21

8 Thanh Hải Thanh Hà, Hải Dương 21

9 Nhân Hòa Vĩnh Bảo, Hải Phòng 22

10 Đông Các (phường Đống) Đông Hưng, Thái Bình 23 11 Làng Ra (Bình Phú) (Phú Đa) Thạch Thất, Hà Nội 26

12 Nam Giang Nam Trực, Nam Định 27

13 Bùi Thượng Gia Lộc, Hải Dương 31

14 Nguyên Xá (phường Nguyễn) Đông Hưng, Thái Bình 42 Như vậy, chúng ta có thể thấy số lượng trung bình các tích trò của các phường rối dân gian khoảng 20 - 22 tích trò. Phường Nguyễn hay chính là phường Nguyên Xá - phường rối lâu đời nhất của mảnh đất Thái Bình có số tích trò không thu kém phường rối Nam Chấn. Hai phường rối cũng chính là những “người thầy” của nhà hát Múa rối Trung ương Việt Nam. (Nghệ nhân Phan Văn Ngải (phường Nam Chấn) và nghệ nhân Đặng Văn Tiến (phường Nguyên Xá) chính là những người thầy, những diễn viên kiêm nghệ nhân tạo hình đầu tiên khi nhà hát Múa rối Trung ương Việt Nam được thành lập ngày 12 tháng 3 năm 1956.

86

Việc rối nước Nam Chấn có số lượng tích trò nhiều nhất trong các phường rối nước dân gian hiện nay là một niềm tự hào, vinh dự, xứng đáng với truyền thống lâu đời của phường tuy nhiên cũng là một thách thức trong việc bảo tồn và phát triển rối nước địa phương. Với số lượng tích trò nhiều khẳng định, nâng tầm vị trí của rối nước Nam Chấn trong nền nghệ thuật rối nước vùng đồng bằng Bắc Bộ tuy nhiên đi cùng với đó việc duy trì, bảo tồn các tiết mục rối nước cũng đòi hỏi sự đầu tư kinh phí không nhỏ.

Nam Chấn không chỉ là phường rối có nhiều tích trò nhất trong số 15 phường rối dân gian của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng mà còn nổi tiếng với những tích trò đặc sắc, được coi là “diện mạo” của phường, đó là:

Cưỡi cá dâng hoa: Trên lưng ba con cá có ba nàng tiên múa hát. Ba nàng cưỡi cá từ trong buồng trò đến bờ ao bên kia, rồi cùng hướng vào khách đặc biệt (thường được ấn định trước trong mỗi buổi diễn) dâng lên một khay đựng hoa. Khách được hoa đứng lên đón lấy bó hoa giữa tiếng reo hò vỗ tay của mọi người và trao tặng một vật kỷ niệm hoặc một món quà nào đó cho các con rối. Rối múa hát cảm tạ và đem quà vào buồng trò.

Trưng Trắc - Trưng Nhị: Hai bà ngồi trên mình voi cùng tướng sĩ cưỡi ngựa và quân lính đi giết giặc. Lúc lúc các bà lại giơ gươm chỉ, voi tung vòi, quân tướng vung giáo, hùng dũng kéo đi… Điều đáng lưu ý là ở đây chỉ cần giật một dây chính thì voi tung vòi, vẫy tai, quân tướng giơ búa bổ, bà Trưng xoay mình qua lại trên bành voi và hai bàn tay vung kiếm.

Lam Sơn khởi nghĩa: Sau lời giáo, quân rối Lê Lợi từ trong buồng trò đi ra cày bừa, khuyến khích việc nhà nông. Đến cảnh hai, Liễu Thăng đem quân đe dọa sẽ đánh tan quân Lê Lợi, Lê Lợi giáp chiến với Liễu Thăng. Trận chiến gay go, quyết liệt và cuối cùng thì Lê Lợi chém rơi đầu Liễu Thăng. Quân Lê Lợi diễu qua vài vòng trong tiếng chiêng trống rộn ràng rồi quay trở lại buồng trò. Ở tiết mục này, khán giả reo hò không chỉ bởi sự mừng vui của

87

chiến thắng mà còn vì thích thú khi quân rối Liễu Thăng có thể rơi phần đầu khi bị rối Lê Lợi chém.

Bộ đội chào cờ: Đây là tiết mục không thể thiếu khi phường rối biểu diễn tại bảo tàng Dân tộc học và là tiết mục làm nên “nét Nam Chấn”. Tiết mục này đi liền với “Đốt pháo mở cờ”: chú Tễu mặt tròn, bụng phệ, vẻ mặt tươi cười xuất hiện, tay cầm nắm hương châm ngòi pháo một cách chính xác. Trong tiếng pháo nổ giòn giã cùng tiếng chiêng, tiếng trống dồn dập, một loạt cờ hội, cờ tổ quốc từ dưới nước bật lên vẫn hoàn toàn khô ráo, bay phần phật trước gió. Tiếp sau đó, những chú bộ đội bồng súng từ trong buồng trò đi ra, dàn thành hai hàng ngay ngắn, đứng nghiêm chào cờ theo hiệu lệnh. Một không gian trang nghiêm với âm thanh lời ca kéo khán giả hòa cùng.

Hoa sen Bác Hồ: Ở chính giữa sân khấu có một khóm hoa sen to (đường kính khoảng 1m). Một tiếng pháo nổ, bông hoa sen từ từ bung nở giữa mặt nước mênh mông khiến khán giả ngạc nhiên. Và càng hấp dẫn hơn nữa khi Bác Hồ từ chính giữa hoa sen đứng lên vẫy chào nhân dân (Tượng Bác Hồ cao khoảng 20cm ngang vạt áo trở lên). Sau đó Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn. Tất cả mọi người vui vẻ hát theo lời bài hát.

Các tích trò trên đều là những tiết mục xuất sắc nhất do những người nghệ nhân tài ba của nhiều thế hệ phường rối sáng tạo và dàn dựng. Ngay khi ra đời đã nhận được sự hưởng ứng và thích thú của nhân dân. Chính những tiết mục này đã đem lại thành công, sự nổi tiếng của phường rối Nam Chấn, là sự tự hào của nhân dân vùng Hà Nam Ninh một thời. Giờ đây, nhắc đến những tích trò này là người ta nhớ đến Nam Chấn. Nói khác đi, những tích trò kể trên chính là “đặc sản” trong các buổi diễn của phường rối Nam Chấn.

Có thể nói, rối nước dân gian thu hút du khách bởi sự mộc mạc, chân chất từ những nghệ nhân là nông dân thực sự, bởi môi trường rối nước

88

nguyên thủy là ao làng, đồng ruộng, cây đa, mái đình… và càng tuyệt diệu hơn khi người xem cảm nhận được sắc thái riêng của mỗi phường rối.

Nói đến phường rối Nam Chấn là nói đến phường rối tung hoành, vang tiếng một thời; nổi tiếng với bề dày truyền thống, ý thức gìn nghề cùng khả năng tự làm quân rối của các nghệ nhân. Phường rối cũng là những người thầy đầu tiên truyền dạy cho nhà hát múa rối Trung ương Việt Nam, là tác giả chính của 17 trò cổ được biểu diễn trong chương trình của Nhà hát múa rối Trung ương, nhà hát múa rối Thăng Long và các phường rối dân gian hiện nay. Rối nước Nam Chấn cũng là phường rối đầu tiên có sự tham gia của nữ giới, có nhiều tích trò nhất. Và đặc biệt là những tích trò mang dấu ấn riêng như Cưỡi cá dâng hoa, Trưng Trắc Trưng Nhị, Cu Tí đánh hổ, Bộ đội chào cờ, Hoa sen Bác Hồ… đã góp phần làm nên “thương hiệu” của rối nước Nam Chấn. Tất cả những điều này là sắc thái riêng, mảng màu riêng của rối nước Nam Chấn trong bức tranh 15 phường rối dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Có thể nói, mỗi phường rối dân gian đều ít nhiều có những dấu ấn riêng trong kỹ thuật cũng như trong nội dung các vở diễn. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, khi được phục hồi và tiếp xúc với múa rối chuyên nghiệp xảy ra tình trạng: các phường rối học lại những tích trò, cách diễn từ các đoàn chuyên nghiệp: Nhà hát múa rối Thăng Long, Nhà hát múa rối Trung ương… dẫn đến kết quả là nội dung và kỹ thuật trình diễn về cơ bản giống với múa rối chuyên nghiệp. Điều này làm mất đi sự đa dạng và phong phú của rối nước Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề quan trọng trong công tác bảo tồn là mỗi phường rối nước dân gian cần phải giữ gìn sắc thái riêng cho phường rối mình, địa phương mình bên cạnh việc phát huy bản sắc chung của nghệ thuật rối nước Việt Nam. Những nghệ nhân - nông dân cần nhận thức sâu sắc điều này và chính họ sẽ là những người chủ chốt thực hiện. Rối nước làng Ra (Thạch Thất - Hà Nội) tất nhiên phải khác với rối nước làng Nguyễn (Đông Hưng - Thái Bình); phường rối Thanh Hải (Hải Dương) không thể giống với rối nước Đào Thục (Hà Nội)…

89

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 87)