8. Cấu trúc luận văn
2.3.5. Tễu là nhân vật điển hình
Tễu là nhân vật quen thuộc của nhiều phường hội rối nước vùng Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định…Tễu là một quân rối lớn, hình dáng anh trai cày trẻ tuổi, ngộ nghĩnh, hoạt bát, thẳng thắn, táo bạo, hài hước, thông minh, đẹp trai, khỏe mạnh…, bạn của các chú Hề chèo, Hề tuồng.
Tễu trong tiếng Nôm có nghĩa là “tiếng cười”. Gương mặt chú lúc nào cũng vui tươi; mình chú lắc lư; hai tay vung vẩy, đi tới đi lui, đưa tay chỉ chỉ chỏ chỏ. Chú chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân. Tễu giữ việc ra mở màn, giáo đầu, dẹp trật tự cho buổi biểu diễn, giới thiệu chương trình, dóng dả việc làng trên xóm dưới, phê phán thói hư tật xấu… Ở một số phường rối, Tễu là người phất cờ hoặc châm pháo hay là tên mõ làng hay giúp đỡ các cụ già… Tuy nhiên, có điểm giống nhau là hầu hết các phường rối đều dùng Tễu làm nhân vật mở màn dù rằng nội dung lời giáo ở mỗi phường có khác nhau. Chú Tễu nhắn nhủ điều hay lẽ phải, phê phán cái xấu lên án cái ác… rồi ra về chú chào bà con bằng câu hát quen thuộc:
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Chú Tễu đã trở thành người bạn thân thiết, không thể thiếu của sân khấu rối nước. Đó chính là sản phẩm của một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời và anh dũng, bất khuất trong công cuộc gìn giữ nước non, dùng tiếng cười biểu hiện cho sức mạnh chiến thắng. Trải qua nghìn năm, người Việt Nam từ cung đình cho đến làng quê, ai ai cũng yêu mến chú Tễu
56
và coi chú là con rối quan trọng nhất. Rối nước là bộ môn độc đáo mang đậm dân tộc nên theo đó, chú Tễu được coi là nhân vật tiêu biểu cho nghệ thuật múa rối Việt Nam nói chung. Chú đã trở nên quen thuộc đối với toàn ngành rối, được sự yêu mến, quan tâm không chỉ của người trong nước mà còn cả người nước ngoài.
Chủ nhân của sân khấu rối nước truyền thống là những người nông dân giản dị, chân chất, mộc mạc, hiền hậu, đôn hậu… Bên cạnh đó, còn có các nhân vật lịch sử vừa chân thực cụ thể vừa kỳ vĩ, lý tưởng: Hai bà Trưng, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo… Đối tượng đả kích của sân khấu rối nước là những tên giặc cướp nước tàn bạo, những tên bán nước hèn hạ thể hiện qua những nhân vật: Liễu Thăng, Thoát Hoan, lính Tây, lính ngụy… Sân khấu rối nước còn có sự xuất hiện của nhiều nhân vật biểu tượng như: Long, Ly, Quy, Phượng… và cũng có cả những con vật thật như con cá, con vịt, con cáo… Đây đều là những loại nhân vật gắn bó với lòng mơ ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta.
Trong mỗi tiết mục rối nước, nhân vật thường không nhiều, hành động đơn giản. Tính cách nhân vật rối nước không đa dạng, thường chỉ tiêu biểu cho từng mặt (tốt xấu, địch ta…) chung cho cả giới, cả tầng lớp (nam, nữ, già, trẻ, nông, dân, nho, sĩ, quan, lính, giàu, nghèo…) hoặc mang tính biểu tượng (long, ly, quy, phượng…). Nhân vật rối nước ngoại trừ nhân vật lịch sử, còn lại thường không có lai lịch rõ ràng mà chỉ xuất hiện trong một công việc, một giai đoạn tiêu biểu. Tính cách nhân vật rối nước được khắc họa chủ yếu bằng hình dạng và hành động ngoại hình. Ở rối nước cổ truyền chưa có nhân vật điển hình toàn diện như chèo, tuồng… Mỗi nhân vật rối nước chỉ mang nét chung chung. Nhân vật tiêu biểu trong sân khấu rối nước chính là chú Tễu.
57