Các phường rối nước dân gian trên đất Nam Định

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Các phường rối nước dân gian trên đất Nam Định

Nam Định là vùng quê giàu truyền thống văn hiến với khá nhiều di sản văn hoá trong đó có loại hình nghệ thuật rối nước. Hiện nay, tỉnh Nam Định có 3 phường múa rối nước là: Nam Giang, Nam Chấn (Nam Trực) và Nghĩa Trung (Nghĩa Hưng).

44

Trong Liên hoan Múa rối dân gian toàn quốc lần thứ Nhất được tổ chức tại Hải Dương năm 2011 đều có sự tham gia của cả 3 phường rối ở Nam Định đồng thời các phường rối đều nhận được giải thưởng: giải A cho tiết mục “Múa hát văn ” và giải B cho tiết mục “Hoa bướm” của phường rối nước Nghĩa Trung (Nghĩa Hưng); tiết mục “Đánh đồn tây tại Điê ̣n Biê n Phủ” của phường rối nước Nam Giang (Nam Trực) đoạt giải B; phường rối nước Nam Chấn (Nam Trực) đoạt giải Tạo hình con rối xuất sắc. Các tiết mục biểu diễn của các nghệ sỹ thuộc 3 phường rối nước của tỉnh Nam Định đã thu hút sự quan tâm của hàng ngàn khán giả, du khách trong nước, quốc tế. Phường rối nước Nghĩa Trung tham gia 10 tiết mục: “Thạch Sanh chém trăn tinh”, “Rồng thiêng đất Việt”, “Vợ chồng ông chài”, “Chàng câu ếch”, “Múa tứ linh”… Trong đó, 3 tiết mục do chính các nghệ nhân tự sáng tác và dàn dựng đoạt giải thưởng cao, như: “Múa hát văn”, “Hoa bướm” (nội dung tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường), “Lời ru của mẹ” (tuyên truyền phòng chống HIV)... Phường rối nước Nam Chấn (Nam Trực) tham dự Liên hoan với 6 tiết mục: “Tễu giáo đầu”, “Khởi nghĩa Lam Sơn”, “Dệt vải trao con”, “Câu ếch”, “Chọi trâu” và “Cu Tí đánh hổ” (cải biên từ câu truyện cổ tích: “Trí khôn của ta đây”).

Với những tiết mục có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật biểu diễn, kỹ thuật tạo hình con rối, các phường rối nước tỉnh Nam Định đã giới thiệu với đông đảo khán giả “đặc sản” nghệ thuật rối nước Nam Định, xứng đáng là vùng quê văn hiến, giàu trầm tích văn hóa.

2.2.3.1. Phường rối Nam Chấn

Nam Chấn là phường rối cổ nhất trong số ba phường rối trên đất Nam Định, được thành lập khoảng năm Cảnh Hưng thứ 16 (1755) do nghệ nhân Mai Văn Kha đứng ra tổ chức.

Người dân Nam Chấn đã góp tiền, góp của, bỏ công để tạc quân, chế máy và thả hồn mình để điều khiển con trò theo những tích diễn mang giá trị nghệ

45

thuật đặc sắc. Nghệ thuật rối nước phường Nam Chấn đã có mặt trên nhiều vùng của đất nước và quốc tế, được nhân dân yêu thích, trân trọng, tạo nên một sản phẩm nghệ thuật truyền thống độc đáo của quê hương và dân tộc. Năm 1984, cùng với các nghệ sĩ chuyên nghiệp của Nhà hát múa rối Trung ương và làng rối Nguyên Xá (Thái Bình), các nghệ nhân Nam Chấn được mời sang Pháp biểu diễn. Gắn liền với văn hóa nông nghiệp lúa nước, những người nông dân nơi đây đã sáng tạo ra những con trò ngộ nghĩnh và điều khiển con trò theo những tích diễn mang đượm tính sáng tạo và tâm hồn đồng quê. Trong nghệ thuật múa rối nước, Nam Chấn là phường rối có nhiều tích trò, với hơn 40 trò cổ. Các tích trò của phường phản ánh sinh động về cuộc sống, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, cổ vũ truyền thống.

2.2.3.2. Phường rối Nam Giang

Phường rối Nam Giang ở tại xã Nam Giang, thôn Giáp Nhất, huyện Nam Trực, tỉnh Hà Nam Ninh xưa, nay là thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực. Tương truyền phường rối nước Nam Giang được thành lập năm 1845 với người trùm đầu tiên là Lương Văn Tiên [47, tr. 163].

Khoảng thời gian đất nước xảy ra chiến tranh, rối nước Nam Giang cũng như nhiều phường rối khác diễn rất ít và có thời gian ngừng hoạt động. Cho đến năm 1971, sau 8 năm ngừng hoạt động, phường rối đã củng cố và tổ chức một buổi biểu diễn lớn tại xã. Với sự chuẩn bị và công bố từ trước buổi biểu diễn thu hút hàng nghìn người xem. Từ đó, rối nước Nam Giang duy trì hoạt trong và ngoài xã với hơn 100 quân rối cũ, mới khác nhau. Nhiều tiết mục ở phường rối Nam Giang giống với các tiết mục của phường rối Nam Chấn, rối nước Nguyên Xá và đặc biệt có thêm tiết mục: Đánh vật, Đánh tàu chiến, Hề chăm hề lười, Đinh Tiên Hoàng, Chim hòa bình đưa thư….

Hiện nay, phường rối Nam Giang vẫn duy trì hoạt động múa rối nước với khoảng hai chục người. Tuy nhiên, phường cũng gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí đầu tư và thiếu đất dẫn.

46

Phường rối Nam Giang ở cạnh chùa Bi nên còn nổi tiếng nhất với nghệ thuật rối đầu gỗ “Ổi lỗi” chùa Đại Bi, hay còn gọi là hát và múa rối hầu thánh. Đây là loại hình rối cạn độc đáo “có một không hai”của xứ Bắc; theo lệ cổ chỉ được diễn một đêm cúng giao thừa 30 tháng Chạp và trong dịp lễ hội tại chùa Bi tổ chức vào mỗi dịp tháng Giêng. Các phường rối cạn này là do nhà chùa lập ra, cung cấp ruộng, tiền và chuyên phục vụ hội chùa hàng năm. Trò diễn bằng loại rối tay gồm một cái đầu to bằng gỗ khoét rỗng, một mảnh vải buộc từ cổ buông xuống che lấp tay người điều khiển. Mỗi quân rối trong trò diễn có một nét mặt riêng. Nội dung trò gắn với câu chuyện về thiền sư Nguyễn Minh Không (Dương Không Lộ).

2.2.3.3. Phường rối Nghĩa Trung

Trong số ba phường rối của Nam Định thì Nghĩa Trung (Nghĩa Hưng, Nam Định) là phường rối nước dân gian có tuổi đời trẻ nhất. Tương truyền, phường rối Nghĩa Trung được thành lập do các nghệ nhân của phường rối Nam Chấn truyền dạy. Sau một gian đoạn bị “lãng quên”, được phục hồi muộn vào những đầu của thế kỷ XX, phường rối Nghĩa Trung vừa có cơ hội lại vừa gặp thách thức không nhỏ. Thuận lợi là được phục hồi trong giai đoạn múa rối nước đang được sự đầu tư và quan tâm, nhờ đó cơ sở vật chất như thủy đình, quân rối… của phường được đầu tư từ nguồn tài trợ. Với sự hỗ trợ của quỹ Ford, nhà thủy đình của phường rối Nghĩa Hưng được xây dựng năm 2003. Tuy nhiên, khó khăn mà phường gặp phải cũng không nhỏ đó là sự thiếu thốn về nhân lực, đuối hơn về kỹ thuật và trình độ diễn rối…

Phường rối Nghĩa Trung được khôi phục từ hơn 10 năm trở lại đây. Dù trải qua nhiều thăng trầm, những tinh hoa của bộ môn nghệ thuật đồng quê này vẫn được lưu truyền, đến nay đã khẳng định được chỗ đứng trong lòng khán giả. Phường rối nước Nghĩa Trung có suất diễn ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước và là một trong 15 phường rối dân gian được mời biểu diễn định

47

kỳ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phục vụ khách tham quan du lịch. Để tạo nét riêng, các nghệ nhân phường rối Nghĩa Trung biết làm mới các tích trò thông qua việc chọn lọc nhạc nền, sáng tác lời mới trên các tích trò cũ… Phần âm nhạc sử dụng làn điệu chèo cổ và tự sáng tác lời. Ngoài việc chọn lọc và tập theo các tích trò cổ, các nghệ nhân trong phường còn sáng tạo được một số trò mới liên quan đến đời sống đương đại.

Các nghệ nhân của phường rối nước Nghĩa Trung đều xuất thân là nông dân và được các thế hệ đi trước trong phường truyền dạy. Tuy trình độ biểu diễn không điêu luyện bằng các nghệ sĩ chuyên nghiệp nhưng họ lại có một sức hấp dẫn riêng. Đó chính là sự mộc mạc, hồn nhiên, là cách diễn chân chất mang hơi thở đồng ruộng, được du khách, nhất là du khách nước ngoài trân trọng. Tiêu biểu là các tiết mục: “Thạch Sanh chém trăn tinh”, “Rồng thiêng đất Việt”, “Vợ chồng ông chài”, “Chàng câu ếch”, “Múa tứ linh”, “Hát chầu văn”, “Hoa bướm”, “Lời ru của mẹ”.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 47)