Kỹ thuật chế tạo quân rối và thiết kế sân khấu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 70)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Kỹ thuật chế tạo quân rối và thiết kế sân khấu

Kỹ thuật chế tạo quân rối (Các công đoạn tạo hình quân rối)

Làng Nam Chấn xưa có nhiều nghề truyền thống: nghề sơn mài, nghề mộc… và chính những nghề này đã mang đến thuận lợi trong việc tạo hình rối. Quân rối xưa của phường Nam Chấn nhỏ, xinh xắn, dễ điều khiển. Bây giờ các quân rối được làm to hơn trước đây, có quân rối phải đến 2 - 3 người điều khiển. Ví như quân rối Tễu có đến 4 người điều khiển, tiết mục Bát tiên

67

cần đến 8 người điều khiển... Tỉ lệ các quân trò không phụ thuộc vào tự nhiên mà được tạo theo cảm hứng của những người nghệ nhân. Sự ước lệ luôn được chấp nhận trong sân khấu rối. Ví như các quân rối người đánh dậm hay người câu ếch nhỏ bé, còn các con cá, con ếch… lại được tạo tác khá lớn, gấp ba đến năm lần so với thực tế. Đó vừa là thể hiện sự mong muốn của người lao động đồng thời cũng để đảm bảo tính thị giác cho khán giả vì nếu con ếch nhỏ quá thì sẽ không thấy được. Các quân rối được làm bằng gỗ sung và sơn ta, vì gỗ sung có các ưu điểm nhẹ, xuống nước dễ nổi, lại không bị nứt vỡ hay mối mọt. Làm quân rối khá phức tạp, nếu làm không chuẩn sẽ không điều khiển được hoặc diễn rất khó khăn. Làm quân rối cần sự khéo léo, tỉ mỉ, yêu nghề, yêu rối... và thường chỉ có nghệ nhân trực tiếp điều khiển mới có thể làm ra những quân rối có hồn và có thể sử dụng linh hoạt khi biểu diễn.

Quá trình làm ra một quân rối rất cầu kỳ, phải qua các công đoạn: tạo mẫu, sấy, hom, mài, sơn lót, sơn cầm, thếp bạc, phủ màu. Cuối cùng là gọt rũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn làm tôn thêm đường nét, tính cách cho từng nhân vật. Thông thường, gỗ sung sau khi được chọn sẽ được mang đi ngâm từ một đến hai tháng để chống mọt, sau đó sẽ được vớt lên phơi khô. Công đoạn khó nhất là đục đẽo, tạo hình. Nó đòi hỏi người thợ phải có tay nghề, óc tưởng tượng phong phú. Sau đó là những công đoạn hoàn thiện như đánh ráp, sơn, thếp. Thường thì các nghệ nhân sử dụng sơn ta, tuy có nhược điểm là ít màu (chỉ có năm màu cơ bản), nhưng rất bền, quân rối có thể để chục năm không hỏng. “Để hoàn thiện một chú Tễu loại to thì mất khoảng 5 - 6 ngày. Loại nhỏ hơn như con cá, bông hoa thì mất khoảng 3, 4 ngày” (Nghệ nhân tạo hình Phan Văn Triển, 38 tuổi). Sau khi sơn vẽ xong, các nghệ nhân sẽ lắp máy điều khiển cho quân rối. Thường thì thân rối được đục rỗng vừa để cho nhẹ vừa để lắp máy điều khiển. Máy điều khiển chính là những sợi dây để người diễn điều khiển con rối.

68

Thiết kế tạo hình quân rối chú trọng đến toàn cục, đến tổng thể của quân rối, không đi sâu vào từng chi tiết vì theo các nghệ nhân“quân rối nước theo quan điểm hiện nay phải ngồ ngộ, phải ngộ nghĩnh thì mới hấp dẫn người xem” (nghệ nhân Phan Văn Khuể, trưởng phường Nam Chấn). Chính vì vậy là quân rối thiết kế thường cần cử động phần nào thì sẽ tạo khớp ở phần đó. Một điều nữa, đó là các nghệ nhân thường tạo quân rối thân liền đế. Trừ trường hợp trò rối yêu cầu sử dụng chân thì mới tạo 2 bàn chân ví dụ ở trò “Leo cây đốt pháo”, trò “Nhi đồng hí thủy”, “Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn…. Quân rối Nam Chấn cũng theo mẫu chung thường gồm 2 phần: phần thân nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi, đồng thời là nơi lắp máy điều khiển. Tùy từng tính cách nhân vật, mỗi quân rối được tạc với những đường nét cách điệu riêng.

Phường rối Nam Chấn có khoảng gần 1000 quân rối. Quân rối cũng có nhiều loại và phụ thuộc vào từng tích trò khác nhau như chú Tễu, cô tiên, con ếch, con rồng... Với mỗi tích trò, những quân rối lại được làm ra với những hình dáng khác nhau phù hợp với tích trò đó. Trong phường rối Nam Chấn rối Tễu là quân rối to nhất và nặng nhất, cao khoảng 70cm, mặc áo điều, cổ đeo vòng bạc, đầu để trái đào, nét mặt hớn hở, vui vẻ. Trong tất cả các quân rối của phường duy chỉ có chú Tễu mặc áo bằng vải. Còn tất cả những quân rối khác, trang phục được tạc trực tiếp trên thân rối và được thể hiện bằng những mảng màu sắc khác nhau cho mỗi quân rối. Chú Tễu luôn là quân rối đặc biệt trong các phường rối với nhiệm vụ vô cùng quan trong: mở màn, dẫn dắt và kết thúc buổi biểu diễn.

Thiết kế sân khấu

Thủy đình hay buồng trò là cơ sở vật chất quan trọng và là biểu tượng của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Theo các nghệ nhân phường Nam Chấn thì buồng trò ngày xưa đơn giản và không thiết kế cầu kỳ như bây giờ. Chỉ cần dựng bốn cây luồng hoặc bốn cây tre được cắm xuống nền ao ở bốn góc. Trên

69

đầu mỗi cột cũng làm bốn cây gác lên đầu cột. Tính từ mặt nước khoảng 20cm buộc tiếp các cây luồng vào ba mặt, mặt còn lại dành cho khán giả xem. Sau đó bắt các tấm phên lên trên sàn để các nhạc công ngồi và để con rối, sẽ chừa ra khoảng 2m để cho các nghệ nhân đứng điều khiển con rối. Phần xung quanh và bên trên được che bằng tấm phên và cót để không cho người ngoài nhìn và giữ cho ánh sáng bên ngoài không lọt vào buồng trò. Phía trước buồng trò treo 3 tấm mành. Tấm mành ở giữa to hơn tấm mành ở hai bên để cho quân rối ra vào, hai bên đỡ va chạm vào nhau. Hai bên buồng trò được bài trí hai dàn cờ rất đơn giản. So với buồng trò ngày nay, buồng trò khi xưa ở phường rối khá nhỏ.

“Buồng trò là các buồng tre nứa, mành che bằng vải xanh thêu bốn chữ “Quốc Trung Hữu Thánh” (trung với nước và cung phụng thánh), hai bên có hai chòi nhỏ. Sân khấu trên nước được giới hạn hai bên hàng rối đô đứng theo hai tấm phên thấp đan thưa mắt cáo, quét màu” [66, tr. 819].

Thủy đình của phường rối Nam Chấn hiện nay được xây dựng khá sớm vào năm Đinh Mão 1987 ngay trước ao đình của làng Bàn Thạch. Thủy đình xây dựng ở gần đình làng để thuận tiện cho việc biểu diễn phục vụ lễ hội lớn của làng mỗi năm. So với các phường bạn, thủy đình của Nam Chấn là phường rối đầu tiên xây dựng thủy đình bằng sự nỗ lực của nguồn kinh phí tự cấp. “Năm 1987, tỉnh Nam Định đầu tư cho làng 5 triệu để làm thủy đình. Dân làng còn nghèo nhưng cũng huy động được 50 triệu đồng. Vậy là thủy đình được xây dựng. Bà con và phường rối mừng lắm” (Nghệ nhân Phan Văn Niệm).

Thủy đình của các phường rối bạn được xây dựng sau này và phần lớn do nhận được nguồn quỹ Ford hỗ trợ phát triển văn hóa, ví như thủy đình Nguyên Xá (Thái Bình) xây dựng năm 2000, thủy đình Đào Thục (Hà Nội) xây dựng vào năm 2001, thủy đình Thạch Thất, Chàng Sơn (Hà Nội) xây dựng vào năm 2004… Các nghệ nhân phường rối Nam Chấn đã tự sáng tạo một mẫu thủy đình dựa trên hình thái kiến trúc đình chùa. Thủy đình của phường được xây bằng gạch, nền gia cố bê tông, cách bờ 4m và có xây dựng lối đi thuận lợi cho việc ra

70

thủy đình (khác với nhà thủy đình chùa Thầy cách bờ với 15m, không xây dựng đường đi và khi ra biểu diễn cần di chuyển bằng thuyền). Thủy đình Nam Chấn có dáng vẻ rất đặc trưng với mái ngói đầu đao uốn cong cổ kính. Điểm đặc biệt của thủy đình Nam Chấn là được mở rộng về hai phía với hai cửa nanh ở hai bên, tạo thành mặt bằng hình chữ nhật chứ không giữ dáng vẻ vuông vắn như tòa phương đình của những nhà thủy đình cổ xưa. Lòng nhà thủy đình Nam Chấn dài 7m, rộng 4,7m và cao 4,5m so với mặt nước. Hai nhà nanh hai bên cao 2,5 m và có diện tích hình vuông 1,2m x 1,2m. Sau này, mẫu thủy đình của Nam Chấn được khá nhiều phường rối bạn học hỏi và thiết kế theo.

Hiện nay, thủy đình Nam Chấn vẫn giữ nguyên kích thước, kiểu dáng như lúc xây dựng ban đầu. Trước mỗi buổi biểu diễn hay hội làng rối nước, thủy đình cố định của phường rối Nam Chấn vẫn được trang trí bởi các tấm phên thưa và hai hàng rối đô nhưng không còn sự hiện diện của bốn chữ “Quốc Trung Hữu Thánh” mà thay vào đó đơn giản là: “Phường rối Nam Chấn”. Ngày nay, khi đến thăm thủy đình rối nước phường Nam Chấn, chúng ta còn được tham quan một nhà trưng bày và bảo quản các quân rối ngay bên cạnh thủy đình. Khách có thể tận mắt được nhìn những sản phẩm từ đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân phường Nam Chấn.

Ngoài thủy đình được xây dựng ở ao đình ra, các nghệ nhân cũng có sáng kiến làm thủy đình di động để tiện trong việc đi biểu diễn ở những nơi xa. Thủy đình di dộng đầu tiên của phường rối Nam Chấn là vào năm 1983. Thủy đình di động thứ 2 thiết kế vào năm 2003. Kích thước của hai thủy đình di động gần tương đương với kích thước thủy đình cố định. Về mặt trang trí cũng gần như đảm bảo nguyên vẹn của thủy đình cố định. Điểm khác biệt là một thủy đình có hệ thống cọc để đóng và biểu diễn trên ao hồ còn thủy đình lưu động kia không có chân cọc mà chỉ có phần thân và mái được tạo lập với hệ thống bể chứa nước để có thể biểu diễn tại địa điểm không có ao, hồ. So

71

với biểu diễn thủy đình cố định hay thủy đình lưu động được đóng cọc dưới ao, hồ thì biểu diễn rối nước với thủy đình lưu động bể chứa trên cạn gây khó khăn, vất vả cho các nghệ nhân điều khiển hơn. Bởi lẽ, các nghệ nhân phải khom mình, cúi xuống sâu để điều khiển những con rối. Mặt khác, với diện tích và không gian nhân tạo của bể chứa nước được đặt trên cạn, khá gần khán giả, lại không có độ sâu như ao, hồ nên các thiết bị và máy móc điều khiển dễ bị lộ và thiếu sức hấp dẫn. Đối với phường rối Nam Chấn và nhiều phường rối khác Đào Thục, Phú Đa, Thanh Hải, Nguyên Xá… thủy đình lưu động nhằm phục vụ những chuyến lưu diễn trong và ngoài nước của phường.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)