8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Truyền thống lâu đời, tồn tại liên tục với các nghệ nhân tự làm rối
Theo tương truyền rối nước ở làng Rạch đã ra đời cách đây khoảng 600 năm, gắn liền với năm dòng họ: Mai, Lê, Phan, Đặng, Phạm [63]. Thời điểm
78
hiện nay, các nghiên cứu đều khẳng định phường rối nước Nam Chấn cùng với Nguyên Xá (Thái Bình) và phường Bình Phú (Hà Nội) là ba phường rối ra đời sớm nhất của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Phường rối Nam Chấn là một trong những phường rối lâu đời của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và điều đặc biệt là truyền thống giữ gìn và bảo vệ và nuôi dưỡng rối nước của người dân làng Rạch nơi đây. Tinh thần tự túc và yêu nghề của các nghệ nhân phường rối rất cao. Xưa kia, phường Nam Chấn có ao riêng, ruộng riêng để vừa tự sản xuất vừa duy trì cho hoạt động nghệ thuật [46, tr. 162]. Tinh thần đó được minh chứng bằng việc Nam Chấn là phường rối đầu tiên xây dựng nhà thủy đình bằng nguồn kinh phí tự cấp vào năm 1987 trong khi hầu hết các phường rối mãi sau này thủy đình mới được xây dựng (và phần nhiều dựa vào nguồn vốn hỗ trợ của quỹ Ford). Với hoàn cảnh còn thiếu thốn và khó khăn lúc bấy giờ, số tiền đóng góp có giá trị 50 triệu đồng đủ để thể hiện tinh thần yêu rối, quyết tâm của nhân dân và những nghệ nhân phường rối, minh chứng cho truyền thống bảo tồn, nâng niu, trân trọng rối nước của mảnh đất Nam Chấn. Ngày nay, cuộc sống nơi mảnh đất quê làng sung túc hơn nhưng với những người làm rối hãy còn bao khó khăn, vất vả: chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất và khoảng cách xa trung tâm, hệ thống đường giao thông không đủ cho xe lớn vào làng, chưa xây dựng được nhà thủy đình có sức chứa để phục vụ khách du lịch, thiếu kinh phí để đầu tư dàn dựng tiết mục mới… nên khó phát triển rối nước theo hướng du lịch. Bên cạnh đó, việc tham gia diễn rối ở Bảo tàng Dân tộc học vì khó khăn trong chi phí vận chuyển nên nguồn kinh phí nhận được không còn là bao… Tóm lại, nguồn thu từ việc biểu diễn rối rất ít, việc duy trì và phát triển phường rối hiện nay chủ yếu dựa vào lòng yêu nghề, gắn bó với nghề của các nghệ nhân phường rối.
Bên cạnh đó, người dân, những thế hệ trẻ tuổi ở làng Rạch luôn có ý thức giữ gìn nghề rối - một nghề cổ truyền của cha ông, họ học nghề, yêu
79
nghề và làm nghề rối một cách tự nguyện, say mê. Ở phường rối Nam Chấn có điều đặc biệt so với các phường rối khác là không bao giờ lo thiếu các thế hệ kế cận. Đối với các thế hệ cao niên, việc truyền dạy nghề luôn cởi mở, dù đã gần chín mươi nhưng thế hệ cụ Niêm, cụ Mao luôn nhiệt tình dạy nghề cho các thế hệ trẻ. Với sức khỏe dẻo dai, lòng nhiệt huyết với nghề, cụ Niêm, cụ Mao luôn tận tình chỉ dạy, uốn nắn cho lớp trẻ. Mặc dù hiện nay không còn tạo hình rối nhưng các cụ vẫn có thể điều khiển và biểu diễn rối, đặc biệt là truyền dạy cho thế hệ trẻ. Những tấm gương đó giúp thế hệ trẻ làng rối thêm say mê, tự hào và ý thức về việc gìn giữ nghề đồng thời đem rối nước làng Rạch vươn xa. Với bề dày lịch sử và tình yêu rối được lưu truyền, gìn giữ qua các thế hệ trên mảnh đất Bàn Thạch nên dù có những lúc khó khăn đủ bề phường rối Nam Chấn vẫn được duy trì.
Điểm đặc sắc và nổi bật làm nên “thương hiệu” của rối nước Nam Chấn có lẽ là khả năng tự làm quân rối của các nghệ nhân. Tự làm rối có thể có ở những phường rối khác nhưng có truyền thống lâu đời và số lượng nghệ nhân cùng chất lượng rối đã được các cơ sở rối (cả rối nước chuyên nghiệp và dân gian) khắp nơi trong cả nước tín nhiệm, tin tưởng thì không phường rối nào sánh được với Nam Chấn. Ở thôn Bàn Thạch từ bao đời nay, các nghệ nhân của phường rối cũng chính là những người thợ khéo tay của làng. Họ là những tay thợ giỏi: thợ đúc tượng, thợ sơn, thợ mộc, thợ chạm, thợ khắc, thợ làm mành… Họ vừa là những người biểu diễn rối vừa là những người làm ra quân rối. Cũng có lẽ vì thế mà rối nước Nam Chấn linh hoạt, cầu kỳ và cách điều khiển chủ yếu bằng máy dây. Từ trước đến nay, biết bao quân rối được làm ra từ đôi bàn tay tài hoa của những thế hệ nghệ nhân làng Rạch. Từ mảnh đất này, bao quân rối được “sinh ra”, có những quân rối ở lại, sinh tồn cùng thăng trầm của phường rối Nam Chấn nhưng cũng có rất nhiều quân rối “chuyển đến” sinh sống ở những vùng đất khác: thủ đô Thăng Long trong các đoàn múa rối chuyên nghiệp hay góp mặt trong những chương trình biểu diễn của các
80
phường rối bạn: Nguyên Xá, Đông Hưng (Thái Bình), Đồng Ngư (Bắc Ninh), Nghĩa Hưng, Nam Giang (Nam Định)…. Dù ở đâu thì những quân rối đều thể hiện tài năng và vinh danh cho sự tài hoa của những người “thợ thành Nam” nổi tiếng xưa nay. Ngày nay, không chỉ làm rối để phục vụ biểu diễn rối của phường và các phường bạn, các cơ sở sản xuất rối của địa phương còn làm những quân rối nhỏ để phục vụ cho nhu cầu du lịch, làm quà lưu niệm cho khách du lịch. Công việc sản xuất những quân rối nhỏ kích thước khoảng 20 - 25cm cùng những đơn đặt hàng ngày càng gia tăng từ Nhà hát Múa rối nước Trung ương, Nhà hát múa rối Thăng Long… làm cho vị trí của phường rối Nam Chấn ngày càng được khẳng định và nâng cao.
Và chính việc các nghệ nhân của phường tự làm ra quân rối cùng sự trân trọng, gìn giữ nghề rối là cơ sở để rối nước Nam Chấn duy trì thường xuyên và liên tục từ khi thành lập cho đến nay. Tất nhiên có năm biểu diễn ít, có năm biểu diễn nhiều nhưng tựu chung lại phường rối luôn duy trì được tổ chức phường hội dù trong hoàn cảnh chiến tranh hay thời bình. Đó là một niềm tự hào của phường rối Nam Chấn.